1.1. Mục đích
- Loại tạp chất, miễng còn sót lại ra khỏi sản phẩm
- Phân cỡ, phân cỡ sơ bộ để đạt được độ đồng đều tương đối của sản phẩm về màu sắc, chất lượng và khối lượng của lô nguyên liệu.
- Đánh giá đúng tỉ lệ và trọng lượng lô hàng thuận lợi cho quá trình cân, thu mua nguyên liệu.
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng
1.2. Yêu cầu
- Nguyên liệu đồng nhất + Màu sắc
+ Chất lượng
+ Loại bỏ nguyên liệu chết, vụn, dập nát, tạp chất.
- Thời gian thực hiện càng nhanh càng tốt đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nghêu nâu Nghêu chết, vụn, dập nát, tạp chất
Hình 2.4.1: Nghêu sau phân loại, phân cỡ sơ bộ
1.3.Thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị
- Bàn phân loại, phân cỡ (bố trí 4 – 6 công nhân/ bàn) - Nước sạch
- Rổ lớn để chứa nguyên liệu đạt chất lượng. - Rổ chứa nguyên liệu khác màu, đạt chất lượng. - Thau chứa nguyên liệu chết, vụn, dập nát, tạp chất.
- Rổ lớn để chuyển nguyên liệu từ xe đến bàn phân loại, phân cỡ - Xe đẩy
Bước 2: Thực hiện phân loại, phân cỡ sơ bộ
- Dùng rổ lớn xúc nguyên liệu trên xe, đặt lên xe đẩy, chuyển nguyên liệu đến bàn phân loại, phân cỡ
Đổ nguyên liệu ra bàn
- Dùng vòi nước xịt nước lên nguyên liệu
- Nếu cần thì cho nước chảy tràn theo rãnh bàn để cuốn trôi bớt lượng bùn cát trong nguyên liệu.
Xịt nước và cho nước chảy tràn
- Dàn đều lần lượt nguyên liệu ra bàn.
Dàn đều nguyên liệu
Hình 2.4.2: Các bước thực hiện - Quan sát nguyên liệu, tiến hành phân loại, phân cỡ sơ bộ như sau:
+ Nhặt nguyên liệu chết, vụn, dập nát, tạp chất cho vào thau.
+ Nguyên liệu khác màu, đạt chất lượng nhưng có số lượng ít loại ra riêng. + Nguyên liệu đạt chất lượng, khối lượng lớn cho vào rổ lớn để cạnh bàn.
Hình 2.4.3: Bố trí phân loại, phân cỡ sơ bộ 1. Nghêu trắng, đạt chất lượng, khối lượng lớn
2. Nghêu nâu, đạt chất lượng, khối lượng nhỏ 3. Nghêu chết, vụn, dập nát, tạp chất
2. Cân tiếp nhận 2.1.Mục đích
- Xác định khối lượng để thu mua nguyên liệu theo từng loại.
- Lựa chọn và xác định số lượng các bể ngâm cần chuẩn bị ở công đoạn ngâm rửa nguyên liệu.
- Báo điều hành để biết lên kế hoạch sản xuất trong ngày.
2.2.Yêu cầu
- Cân và ghi nhận chính xác khối lượng từng loại nguyên liệu.
- Cân, chuyển nguyên liệu phải được thực hiện cẩn thận, không làm rơi vãi, dập bể vỏ nguyên liệu.
1
2 3
2.3. Thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị
- Lấy nguyên liệu đảm bảo: rổ lớn, không quá đầy tránh rơi vãi, tập kết tại vị trí cân.
- Cân bàn/ cân đồng hồ - Sổ ghi chép
- Máy tính
Bước 2: Tiến hành cân
- Đặt cân trên một mặt phẳng nền xưởng, quan sát hiệu chỉnh cân sao cho kim chỉ khối lượng tại vị trí số 0.
- Đặt rổ nguyên liệu ngay ngắn lên bàn cân.
- Quan sát kim chỉ số khối lượng ở mặt kính đồng hồ đến khi đạt trạng thái cân bằng.
- Đọc to và chính xác kết quả cân.
- Ghi vào sổ ghi chép theo từng loại nguyên liệu.
- Thực hiện cân lần lượt hết lô nguyên liệu.
Hình 2.4.4: Thực hiện cân nguyên liệu
Bước 3: Tổng hợp số liệu
- Kiểm tra việc ghi nhận khối lượng nguyên liệu sổ ghi chép: + Khối lượng phải được ghi theo từng loại, cỡ nguyên liệu.
+ Chữ viết phải rõ ràng, đọc được các chỉ số khối lượng nguyên liệu. - Dùng máy tính tổng hợp khối lượng theo từng loại, cỡ nguyên liệu. - Tổng kết, báo cáo số liệu đối với lô nguyên liệu.
Công nhân ghi chép phải đừng đối diện với mặt đồng hồ của cân, không đứng lệch về một phía, tránh đọc sai kết quả.