1.1.Mục đích
- Đảm bảo không có nhuyễn thể hai mảnh vỏ nguyên liệu được khai thác từ các vùng đang bị cấm thu hoạch, không lẫn lộn nguyên liệu từ các vùng chưa được kiểm soát
- Phục vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu trong trường hợp cần thiết.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm chế biến.
1.2.Yêu cầu
- Nguyên liệu phải đảm bảo đúng chủng loại công ty dùng để sản xuất theo qui trình hiện hành.
- Phải có giấy chứng nhận xuất xứ của cơ quan có thẩm quyền.
- Nguyên liệu phải được thu hoạch từ vùng có kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.
1.3.Thực hiện kiểm tra hồ sơ
Bước 1: Tiếp nhận giấy chứng nhận xuất xứ lô nguyên liệu. Bước 1: Kiểm tra các thông tin ghi trên giấy chứng nhận xuất xứ
Đây là khâu bắt buộc đảm bảo nguồn nguyên liệu được kiểm soát và chấp nhận đối với sản phẩm xuất khẩu qua
- Thời điểm thu hoạch - Khu vực khai thác - Tên người thu hoạch
- Khối lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ được thu hoạch - Tên cán bộ kiểm soát thu hoạch
Bước 2: Ghi và ký vào các biểu mẫu HACCP của công ty
Bước 3: Kết quả giám sát và kiểm tra được ghi và ký nhận vào các biểu mẫu giám sát tiếp nhận nguyên liệu.
Bước 4: Ghi chép hồ sơ và lưu lại theo quy định để kiểm tra được dễ dàng.
1.4.Các lỗi thường gặp khi kiểm tra hồ sơ
1.4.1. Các lỗi thường gặp
- Kiểm tra không đầy đủ và chính xác các thông tin ghi trên giấy chứng nhận xuất xứ.
- Ghi thông tin sai, thiếu vào biểu mẫu HACCP của công ty.
- Không ký đầy đủ chữ ký vào các biểu mẫu giám sát tiếp nhận nguyên liệu, gây khó khăn cho việc lưu trữ hồ sơ và kiểm tra sau này.
1.4.2. Nguyên nhân
- Người kiểm tra chủ quan, chỉ thực hiện cho qua, không tập trung, nghiêm túc trong công việc.
- Mắt kém do sức khoẻ, cận thị.
1.4.3. Hạn chế và khắc phục
- Cần có ý thức hơn với công việc, tuân thủ đúng các quy định về kỹ thuật. - Cần phải nghỉ ngơi.
- Phải có sự giám sát của KCS/QC.
- Thực hiện lại việc kiểm tra, ghi đầy đủ và chính xác các thông tin, các biểu mẫu giám sát phải có đầy đủ các chữ ký trước khi đưa vào hồ sơ lưu trữ.