Các lỗi thường gặp khi kiểm tra cảm quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếp nhận nguyên liệu Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh (Trang 37)

2. Kiểm tra cảm quan

2.4.Các lỗi thường gặp khi kiểm tra cảm quan

2.4.1. Các lỗi thường gặp

Việc kiểm tra cảm quan chủ yếu dựa vào giác quan, cảm tính của con người do đó có thể mắc một số lỗi sau, dẫn đến đánh sai tỉ lệ cho lô nguyên liệu:

- Nguyên liệu còn lẫn nguyên liệu chết, vỏ không nguyên vẹn, dập nát. - Còn tạp chất lạ.

- Nguyên liệu vẫn còn mùi lạ.

- Nguyên liệu ngậm cát quá nhiều, làm tăng định mức.

2.4.2. Nguyên nhân

- Chủ quan, phân theo thói quen.

- Không tập trung do thời gian làm việc dài, mệt mỏi. - Ánh sáng không đảm bảo.

- Do ý thức của công nhân.

- Khả năng cảm quan của công nhân kém.

2.4.3. Hạn chế và khắc phục

- Cần có ý thức hơn trong công việc.

- Đảm bảo đủ ánh sáng, ánh sáng không chiếu trực tiếp vào mắt. - Cần rèn luyện khả năng cảm quan.

- Bắt buộc thực hiện lại công việc (dưới giám sát của KCS/QC)

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi

Câu hỏi số 2.3.1: Các thông tin cần kiểm tra trên giấy chứng nhận xuất xứ nguyên liệu là: (Khoanh tròn các ý đúng)

a) Thời điểm thu hoạch b) Địa chỉ người thu hoạch c) Khu vực khai thác d) Tên người thu hoạch

e) Khối lượng được thu hoạch f) Tên cán bộ kiểm soát thu hoạch g) Cơ sở tiếp nhận

h) Loại nhuyễn thể

Câu hỏi số 2.3.2: Các chỉ tiêu cần kiểm tra cảm quan khi lấy mẫu đại diện cho lô nguyên liệu

a) Màu sắc, mùi, trạng thái, mức độ cát, tạp chất lạ, loại nguyên liệu b) Màu sắc, mùi, trạng thái, mức độ cát

c) Màu sắc, mùi

d) Màu sắc, mùi, trạng thái, mức độ cát, tạp chất lạ

2. Các bài thực hành

Bài thực hành số 2.3.1: Thực hiện lần lượt các bước kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ nguyên liệu của một lô nguyên liệu cụ thể tại cơ sở sản xuất.

- Mục tiêu: thực hiện kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ để xác nhận nguồn gốc xuất xứ lô nguyên liệu được phép tiếp nhận.

- Nguồn lực: giấy chứng nhận xuất xứ nguyên liệu của một lô nguyên liệu hiện có, biên bản, bút,…

- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo cá nhân, giao cho mỗi học viêc cá nhân giấy chứng nhận xuất xứ, yêu cầu thực hiện kiểm tra các thông tin cần thiết.

- Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 người - Nhiệm vụ:

+ Nhận giấy chứng nhận xuất xứ nguyên liệu + Kiểm tra các thông tin

+Kết quả giám sát và kiểm tra được ghi và ký nhận vào các biểu mẫu. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Kiểm tra và ghi nhận đầy đủ các thông tin cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ghi nhận đầy đủ và chính xác các thông tin thể hiện trên giấy chứng nhận xuất xứ vào các biểu mẫu.

Bài thực hành số 2.3.2: Thực hiện lấy mẫu và kiểm tra cảm quan lô nguyên liệu.

- Mục tiêu: thực hiện lấy mẫu và kiểm tra cảm quan lô nguyên liệu đảm bảo nguyên liệu đạt tiêu chuẩn đưa vào chế biến.

- Nguồn lực: lô nguyên liệu chuẩn bị nhập tại cơ sở sản xuất (hoặc chuẩn bị khoảng 30 kg nguyên liệu), tiêu chuẩn nguyên liệu, thau, rổ, bàn, ….

- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm, chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 đến 5 người. Mỗi nhóm được nhận 10kg nguyên liệu để kiểm tra cảm quan.

- Nhiệm vụ:

+ Tiếp nhận nguyên liệu + Lấy mẫu

+ Kiểm tra

+ Ghi nhận kết quả

- Thời gian hoàn thành: 25 phút/nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Thực hiện công việc theo đúng trình tự

+ Kết quả kiểm tra chính xác và đầy đủ các chỉ tiêu cảm quan theo tiêu chuẩn nguyên liệu.

+ Ghi nhận kết quả kiểm tra đầy đủ, trung thực.

C. Ghi nhớ

- Đối với nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cần có giấy chứng nhận xuất xứ nguyên liệu để phục vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu trong trường hợp cần thiết.

- Việc kiểm tra cảm quan nguyên liệu trước khi tiếp nhận phải thực hiện nghiêm túc và chính xác vì ảnh hưởng đến việc định giá thu mua nguyên liệu của cơ sở sản xuất.

Bài 4. Phân loại, phân cỡ sơ bộ

Mã bài: MĐ 02-04

Mục tiêu:

- Nêu được mục đích, yêu cầu của việc phân loại, phân cỡ sơ bộ.

- Phân loại, phân cỡ sơ bộ được lô nguyên liệu trước khi chuyển sang khâu tiếp nhận.

- Rèn luyện tính cẩn thận, gọn gàng, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tiết kiệm, ý thức giữ vệ sinh, ý thức lao động tập thể.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếp nhận nguyên liệu Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh (Trang 37)