Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 76)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự

Một số điều luật của BLTTHS năm 2003 về thẩm quyền khởi tố vụ án trong hoạt động thực hành quyền công tố của VKS còn có một số điểm chƣa hợp lý về mặt từ ngữ, cụ thể:

Điều 104, quyết định khởi tố vụ án hình sự: “...VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trƣờng hợp VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trƣờng hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án...”. Điều 112, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra: “khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này; ...” Việc quy định nhƣ trên là chƣa phù hợp và tƣơng thích, dễ dẫn đến việc hiểu nhầm là trong mọi trƣờng hợp VKS đều có quyền khởi tố vụ án. Vì vậy Khoản 1 Điều 112 cần phải sửa lại nhƣ sau:

“1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này” thành “1. Khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp quy định tại Điều 104 Bộ luật này, khởi tố bị can; yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này.”

Bên cạnh đó khoản 3 Điều 112: “.... 3. Yêu cầu Thủ trƣởng CQĐT thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự,...” Với nội dung nhƣ trên sẽ dẫn tới hiểu nhầm là VKS khởi tố, nhƣng trên thực tế trong trƣờng hợp này VKS không khởi tố. Vì vậy cần sửa đổi lại nội dung của điều luật này cho hợp lý và rõ ràng hơn, nên sửa lại thành:

76

“... 3. Yêu cầu thủ trưởng CQĐT thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị khởi tố về hình sự,...”

Để tạo điều kiện cho VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm: mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội thì BLTTHS và Luật tổ chức VKS nhân dân cần quy định rõ lại theo hƣớng:

- Bổ sung căn cứ khởi tố vụ án hình sự và không khởi tố vụ án hình sự Cần bổ sung vào Điều 105 BLTTHS theo hƣớng, đối với một số tội xâm phạm tài sản hoặc một số tội phạm về kinh tế cũng chỉ đƣợc khởi tố theo yêu cầu của ngƣời bị hại nhƣ: Điều 142. Tội sử dụng trái phép tài sản; Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hƣ hỏng tài sản; Điều 145. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Nếu nhƣ yêu cầu của ngƣời bị hại nhƣ một trong các căn cứ khởi tố vụ án hình sự đối với một số tội phạm nhất định thì khi không có yêu cầu của ngƣời bị hại cũng là căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự.

- Quy định rõ trình tự, thủ tục tiếp nhận, quản lý tố giác, tin báo về tội phạm từ các nguồn chuyển đến (tố giác của công dân; tin báo của cơ quan, tổ chức; tin báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ...) Chẳng hạn, quy định: công dân có thể tố giác tội phạm bằng đơn hoặc bằng miệng hoặc bằng các hình thức khác với CQĐT, VKS, Tòa án hoặc với cơ quan, tổ chức khác. Nếu tố giác bằng đơn thì phải nêu rõ nội dung sự việc phạm tội; ngƣời biết việc; họ tên, địa chỉ, số điện thoại của ngƣời tố giác; lời cam đoan đúng sự thật. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản với nội dung tố giác và có chữ ký của ngƣời tố giác. Nếu tố giác bằng điện thoại, bằng thƣ điện tử (Email) thì vẫn phải đầy đủ những nội dung trên. Đối với tố giác, tin báo trên các

77

phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo hình, báo nói) cần ghi nhận nội dung thông tin; phƣơng tiện đăng tải, ngày, tháng, năm; yêu cầu ngƣời đứng đầu phƣơng tiện thông tin đại chúng cung cấp các tài liệu khác liên quan để tạo điều kiện cho việc kiểm tra, xác minh, xử lý thông tin này.

- Quy định rõ hơn cơ chế để quản lý, xử lý mọi tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố có hiệu quả, VKS có quyền yêu cầu các cơ quan (bao gồm CQĐT, các cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cũng nhƣ các tổ chức khác và cá nhân) cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết cho việc xác định dấu hiệu tội phạm nhằm phục vụ cho công tác kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của CQĐT và các cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm.

- Quy định lại theo hƣớng đổi mới thẩm quyền tiếp nhận và trách nhiệm xử lý tin báo, tố giác về tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng.Tố giác, tin báo về tội phạm do công dân cung cấp chủ yếu đến cơ quan Công an các cấp, nhất là Công an cấp xã, Công an cấp huyện, các cơ quan tổ chức khác cũng có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm liện quan đến lĩnh vực quản lý của mình. Theo đó, cần quy định các cơ quan có quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm không chỉ gồm cơ quan Công an, VKS, Tòa án mà còn là các cơ quan, tổ chức khác.

- Quy định cụ thể “đƣờng đi” của những tố giác, tin báo về tội phạm sau khi cơ quan Công an, VKS, tòa án và các cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận. Có một thực tế rằng, nếu nhƣ tất cả tố giác, tin báo về tội phạm đều chuyển cho CQĐT thì VKS là cơ quan thực hành quyền công tố sẽ không nắm đầy đủ các tố giác, tin báo về tội phạm để yêu cầu CQĐT giải quyết. Hiện nay, việc xác minh tố giác, tin báo nhƣ thế nào hoàn toàn do CQĐT quyết định là không phù hợp với vị trí, trách nhiệm của VKS. Đồng thời, nếu mọi thông tin ban đầu về tội phạm mà các cơ quan, tổ chức tiếp nhận đƣợc mà chƣa qua kiểm tra, xác minh

78

sơ bộ, đều chuyển ngay cho CQĐT thì số lƣợng tố giác, tin báo về tội phạm sẽ quá nhiều, gây áp lực cho CQĐT. Theo đó, cần có cơ chế chia sẻ trách nhiệm của cơ quan Công an các cấp với CQĐT và xác định “đƣờng đi” của tố giác về tội phạm nhƣ sau:

+ Cơ quan Công an có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ các tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyển đến và có trách nhiệm thẩm tra ban đầu những thông tin về tội phạm. Sau khi xác định có hành vi phạm tội hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm hoặc những thông tin về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp mà tự mình không thể thẩm tra ban đầu đƣợc thì chuyển toàn bộ các thông tin đó đến VKS có thẩm quyền. Trong trƣờng hợp cần thiết hoặc khi có khiếu nại về kết quả giải quyết của cơ quan Công an thì VKS yêu cầu CQĐT có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh.

+ Sau khi tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm do cơ quan Công an chuyển đến, VKS vào sổ đăng ký tố giác, tin báo về tội phạm và yêu cầu CQĐT có thẩm quyền xác minh. Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm trực tiếp nhận đƣợc từ cá nhân, cơ quan, tổ chức, sau khi vào sổ đăng ký thông tin về tội phạm VKS có trách nhiệm phân loại ban đầu và xử lý nhƣ sau: nếu tố giác, tin báo có hành vi phạm tội hoặc hành vi bị tố giác có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay cho CQĐT có thẩm quyền giải quyết; nếu chƣa rõ hành vi có dấu hiệu tội phạm thì yêu cầu cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, xác minh ban đầu và báo cáo kết quả giải quyết.

- Đổi mới thời hạn và thẩm quyền kiểm tra, xác minh những tin báo, tố giác về tội phạm. Quy định hiện hành về thời hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm có mục đích nhằm thúc đẩy việc khẩn trƣơng điều tra, khám phá tội phạm nhƣng chƣa phù hợp với thực tiễn. Trong hoàn cảnh nƣớc ta, việc tiếp tục quy định thời hạn kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm là cần thiết làm tăng tính tích cực, khẩn trƣơng trong điều tra, khám phá tội phạm của

79

các cơ quan có thẩm quyền nhƣng phải đổi mới để bảo đảm tính khả thi, đồng thời cũng là để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khác theo hƣớng:

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đƣợc tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan Công an, VKS, Tòa án, các cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm kiểm tra ban đầu; nếu xác định có hành vi phạm tội hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho CQĐT có thẩm quyền.

+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm do Cơ quan công an, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến, CQĐT trong phạm vi thẩm quyền của mình phải kiểm tra, xác minh để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.

+ Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp thì đƣợc gia hạn nhƣng không quá 2 tháng.

+ Bổ sung nhiệm vụ và trách nhiệm của VKS trong việc xác minh, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm theo hƣớng: VKS trực tiếp xác minh tố giác, tin báo về tội phạm khi xét thấy cần thiết, khi VKS đã yêu cầu CQĐT xác minh và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhƣng CQĐT không giải quyết hoặc khi có nhiều khiếu nại về việc giải quyết của CQĐT.

- Mở rộng phạm vi khởi tố cho VKS để VKS thực hiện tốt hơn quyền công tố trong khởi tố vụ án hình sự. Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát khởi tố vụ án, khi có cãn cứ ðể khởi tố vụ án, VKS yêu cầu CQĐT khởi tố, nếu yêu cầu đó không đƣợc CQĐT thực hiện thì VKS ra quyết định khởi tố vụ án và yêu cầu điều tra.

Theo các quy định của BLTTHS năm 2003 về khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can chủ yếu là do CQĐT tiến hành, VKS chỉ khởi tố trong một số trƣờng hợp. Quy định nhƣ vậy nhằm phân định trách nhiệm khởi tố của CQĐT với trách nhiệm kiểm sát việc khởi tố của VKS, tránh

80

chồng chéo trong việc điều tra xác minh để giải quyết vấn đề có khởi tố hay không khởi tố giữa VKS và CQĐT. Tuy nhiên, xét về bản chất của việc thực hành quyền công tố là chứng minh ngƣời nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội để đƣa ngƣời đó ra truy tố trƣớc Tòa án, thì việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can chính là bộ phận quan trọng của việc thực hành quyền công tố. Do vậy theo chúng tôi, BLTTHS nên sửa đổi bổ sung theo hƣớng quy định trách nhiệm, quyền hạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can chủ yếu thuộc về VKS, sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can VKS chuyển hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra. Trách nhiệm của CQĐT là thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của VKS23.

Những vấn đề nêu trên không những không trái với chức năng thực hành quyền công tố mà còn giúp cho VKS thực hiện chức năng này tốt hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 76)