Khái quát lịch sử các quy định pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến vai trò của

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 31)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Khái quát lịch sử các quy định pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến vai trò của

quan đến vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự

Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đƣa nƣớc ta dành đƣợc độc lập và khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ngay từ ngày đầu xây dựng đất nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xây dựng các cơ quan chuyên trách nhƣ cơ quan Công tố và Tòa án có nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, trừng trị và phòng ngừa các tội phạm hình sự nhằm mục tiêu là bảo vệ chế độ Nhà nƣớc của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Tiền thân của cơ quan VKS là cơ quan Công tố viện đƣợc thành lập theo sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945, vào giai đoạn đó Công tố viện là một bộ phận trong hệ thống cơ quan Tòa án, sau Nhà nƣớc ta đã ban hành các Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946; Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946; Sắc lệnh số 51 ngày 20/7/1946 và sắc lệnh số 19 ngày 16/2/1947... quy định thành lập hệ thống Tòa án nhân dân (tòa án thƣờng), trong đó Công tố viện là một tổ chức bên cạnh Tòa án và trực thuộc Bộ tƣ pháp quản lý. Hệ thống Công tố ở Tòa thƣợng thẩm và Tòa án

31

đệ nhị cấp do một Viện trƣởng lý đứng đầu, lúc này Công tố viện chỉ có chức năng truy tố ngƣời phạm tội ra Tòa án để xét xử. Cho nên trong giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến 1950 tổ chức Công tố nằm trong hệ thống Tòa án.

Đến năm 1958 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội thông qua ngày 29/4/1958, thực hiện việc cải cách tổ chức bộ máy cơ quan nhà nƣớc nên Quốc hội đã quyết định thành lập cơ quan Viện công tố trung ƣơng và hệ thống viện công tố. Từ thời điểm này Viện công tố tách khỏi hệ thống Toà án thốngvà trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Sau đó Phủ Thủ tƣớng đã ban hành Nghị định 256/TTg ngày 1/7/1959 quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố, trong đó có quy định: “Nhiệm vụ của Viện công tố là điều tra và truy tố trƣớc Tòa án những kẻ phạm pháp về hình sự; giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác điều tra của CQĐT...”. Nhƣ vậy, ngoài chức năng truy tố theo luật hình sự những kẻ phạm pháp, Viện công tố còn có chức năng trong việc giám sát chấp hành pháp luật trong điều tra vụ án hình sự. Từ giai đoạn này trở đi, chức năng kiểm sát hoạt động tƣ pháp trong khởi tố vụ án hình sự của Viện công tố bắt đầu đƣợc hình thành và thực hiện. Đến năm 1959, Quốc hội ban hành Hiến pháp 1959 trong đó đã quy định tổ chức cơ quan VKSND thành một hệ thống độc lập với Chính phủ và chỉ chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức VKSND năm 1960 để cụ thể hóa chức năng của VKS trong đó có chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự. Với việc ban hành Luật tổ chức VKSND năm 1960 đã đánh dấu sự hình thành hệ thống cơ quan VKS từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đồng thời khẳng định chức năng hiến định là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Cũng trong thời gian này VKSNDTC và Bộ Công an đã ban hành nhiều thông tƣ liên bộ quy định trách nhiệm của hai ngành trong công tác phối hợp phòng chống và đấu tranh tội phạm, cụ thể là Thông tƣ số 427-TTLN ngày 28/6/1963 đã quy định trách nhiệm của từng ngành đối với việc điều tra xử lý tội phạm, thông tƣ quy định: Cơ quan Công

32

an điều tra đảm nhiệm việc điều tra tất cả các vụ án phản cách mạng và những tội phạm phức tạp. Còn VKS chủ yếu là làm nhiệm vụ kiểm sát điều tra, đồng thời trong phạm vi điều kiện và khả năng của mình sẽ trực tiếp và điều tra một số loại phạm pháp kinh tế và hành vi phạm pháp đã tƣơng đối rõ.

Đến giai đoạn những năm 80, Nhà nƣớc ta đã ban hành Hiến pháp năm 1980 trong đó quy định chức năng của VKS nhƣ sau: “VKS nhân dân tối cao nƣớc Cộng hòaXHCN Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trƣởng, các cơ quan chính quyền địa phƣơng, tổ chức xã hội và các đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên nhà nƣớc và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.Các VKSND địa phƣơng, các VKS quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình" (Điều 138). Trên cơ sở đó Luật tổ chức VKSND năm 1981 đã quy định cụ thể chức năng kiểm sát khởi tố tại Chƣơng II. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chƣa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định một cách chặt chẽ, cụ thể về trình tự thủ tục hoạt động điều tra, cũng nhƣ hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án hình sự, từ đó dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Ngày 28/6/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa VIII đã thông qua BLTTHS đầu tiên của nƣớc ta đánh dấu bƣớc phát triển mới trong hoạt động lập pháp của Quốc hội. BLTTHS đã quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục khởi tố - điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng, bên cạnh đó có quy định về hoạt động của VKS trong khởi tố với mục đích là nhằm xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan ngƣời vô tội. Điều 23 BLTTHS quy định: “VKS có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hình sự, thực hiện quyền công tố bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

33

Trong các giai đoạn của tố tụng hình sự, VKS có trách nhiệm áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào”. Với quy định đó VKS thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với toàn bộ hoạt động tố tụng của CQĐT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nhƣ vậy, từ giai đoạn này trở đi, hoạt động của VKS trong khởi tố vụ án hình sự đƣợc thực hiện theo quy định của một văn bản quy phạm pháp luật và trong suốt thời gian hơn 15 năm thực hiện BLTTHS, chức năng của VKS trong khởi tố vụ án hình sự đã góp phần quan trọng trong công cuộc phòng chống, đấu tranh các loại tội phạm, đảm bảo việc ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển một nền kinh tế bền vững trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc ta, đồng thời tăng cƣờng pháp chế XHCN.

Năm 2001, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây đƣợc gọi là Hiến pháp năm 1992 sửa đổi), lần sửa đổi này đã điều chỉnh chức năng của VKS với quy định: “VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật” (Điều 137). Nhƣ vậy, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã quy định rõ kiểm sát hoạt động tƣ pháp là một trong hai chức năng chính của VKS, điều đó thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục khẳng định chức năng kiểm sát hoạt động tƣ pháp nói chung và trong khởi tố vụ án h́nh sự nói riêng là chức năng quan trọng và chỉ giao cho cơ quan VKS thực hiện. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức VKSND năm 2002 đƣợc ban hành và tại các Điều 12, 14 chƣơng II quy định: “VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các CQĐT và các cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”. Bên cạnh đó, để đáp ứng những yêu cầu trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong thời kỳ mới là nâng cao chất lƣợng hoạt động điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp, vừa bảo đảm chống để lọt tội phạm vừa bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân không bị vi phạm...,

34

đồng thời trải qua hơn 10 năm thực hiện BLTTHS năm 1988 đã nảy sinh những bất cập trong thực tiễn áp dụng, đòi hỏi cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung. Nên năm 2003, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã tiến hành thảo luận và thông qua BLTTHS năm 2003 thể hiện những tƣ tƣởng mới về cải cách tƣ pháp hình sự, trong đó tại Điều 2 Chƣơng II - Những nguyên tắc cơ bản có quy định: “...VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này.

VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội”. Ngoài ra, còn có những quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát khởi tố - điều tra nhƣ Điều 113, v.v...

Nhƣ vậy, trong suốt quá trình hình thành và phát triển hệ thống cơ quan VKS thì vai trò của VKS trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự ngày càng đƣợc khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, nhằm mục đích là sự tuân thủ nghiêm minh và thống nhất các quy định pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm là những nhiệm vụ then chốt để phát triển xã hội, một xã hội ổn định là một xã hội ít tội phạm. Phòng ngừa và

35

đấu tranh chống tội phạm không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân tổ chức trong xã hội.

Trong công cuộc giữ gìn an ninh trật tự cho xã hội, vai trò của những đơn vị trực tiếp đấu tranh chống tội phạm là vô cùng quan trọng. VKS là cơ quan trực tiếp đấu tranh chống tội phạm. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tƣ pháp hình sự mà Nhà nƣớc giao phó, là đảm bảo cho mọi hành vi phạm tội đều đƣợc phát hiện xử lý, việc điều tra, truy tố, xét xử đúng ngƣời đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai ngƣời vô tội, đảm bảo mọi hoạt động tƣ pháp hình sự đƣợc thực hiện đúng quy định của pháp luật. Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đƣợc pháp luật bảo hộ, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Trong khởi tố vụ án hình sự VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hành vi xử sự của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án.

Chỉ có VKS là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố, phát động quyền công tố một cách độc lập, có quyền tự mình khởi tố vụ án hình sự, yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định áp dụng, thay đổi, huy rbor biện pháp bắt, tạm giữ, chấp nhận hoặc không chấp nhận quyết định khởi tố vụ án của các cơ quan khác có thẩm quyền. Mọi quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố chỉ thực sự có hiệu lực sau khi đã đƣợc VKS xem xét, quyết định.

Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự chủ yếu tập trung vào hoạt động áp dụng pháp luật của cƣ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

Khi tiến hành hoạt động kiểm sát tƣ pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự VKS đƣợc sử dụng tất cả những quyền năng pháp lý do luật định để phát hiện vi phạm và yêu cầu xử lý vi phạm của các cơ quan và ngƣời có thẩm quyền

36

tiến hành các hoạt động trong giai đoạn khởi tố vụ án, nhằm bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Tóm lại những biện pháp pháp lý độc lập mà VKS thực hiện trong giai đoạn khởi tố vụ án là thực hành quyền công tố. Những biện pháp mà VKS sử dụng để phát hiện vi phạm và yêu cầu khắc phục trong giai đoạn khởi tố vụ án là nội dung kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

Tất cả những luận cứ trên là cơ sở để đánh giá thực trạng của VKS trong khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ở chƣơng tiếp theo.

37

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1988 đến nay, từ BLTTHS năm 1988 sửa đổi bổ sung lần thứ nhất năm 1990, lần thứ hai năm 1992, lần thứ ba năm 2000 và đến BLTTHS năm 2003 thì chức năng của VKS trong tố tụng hình sự đều đƣợc thể hiện một cách rõ ràng, Điều 23 BLTTHS năm 1988 quy định: “VKS có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất ...”. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 tại Điều 23:Viện kiểm

sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án.Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này ... . Nhƣ vậy, BLTTHS năm 1988 và

năm 2003 đều quy định rõ hai chức năng của VKS trong tố tụng hình sự là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Nhƣng nội dung của BLTTHS năm 2003 đã thể hiện đƣợc sự độc lập giữa chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đề cao đƣợc vai trò của chức năng thực hành quyền công tố.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 31)