THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONGKHỞI TỐ VỤ ÁN

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 54)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONGKHỞI TỐ VỤ ÁN

động khám nghiệm hiện trƣờng, tử thi còn một số hoạt động sẽ có thể đƣợc tiến hành nhƣ bắt khẩn cấp, tạm giữ và khám xét. VKS thực hiện việc kiểm sát chặt chẽ tính có căn cứ và hợp pháp của các hoạt động trên kịp thời phát hiện vi phạm và yêu cầu CQĐT khắc phục, nhằm đảm bảo các quyền tự do của ngƣời dân đƣợc pháp luật bảo vệ không bị xâm hại.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ SỰ

2.2.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua đất nƣớc ta có nhiều thay đổi, kinh tế xã hội phát triển, đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, tuy nhiên tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có những diễn biến phức tạp; tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng; đối tƣợng phạm tội đa dạng; tội phạm có tổ chức; tội phạm có yếu tố nƣớc ngoài,... xảy ra với nhiều hình thức, thủ đoạn mới. Số lƣợng các vụ án đƣợc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử năm sau cao hơn năm trƣớc. Điều này cho thấy tính chất phức tạp của tình hình tội phạm trong nƣớc ngày càng diễn biến phức tạp. Đƣợc thể hiện cụ thể bằng bảng số liệu sau:

54

Bảng số 1. SỐ LIỆU THỤ LÝ ÁN HÌNH SỰ TOÀN QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2013 Năm Cơ quan thụ lý 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Thụ lý của CQĐT 63.094 62.685 78.844 87.667 94.007 97.654 483.951 Thụ lý của VKS 61.005 60.685 54.662 63.178 68.634 85.786 393.950 Thụ lý của Toà án 60.404 59.486 54.197 67.840 75.123 81.054 398.104

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VKS nhân dân tối cao các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013

Viện kiểm sát tối cao đã tập trung chỉ đạo các Viện kiểm sát địa phƣơng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, với sự nỗ lực của toàn ngành đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tội phạm. Cùng sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử nhiều vụ án lớn đƣợc công luận chú ý điển hình nhƣ: Vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinaline) - Bộ giao thông vận tải; vụ án Bầu Kiên và đồng bọn; vụ siêu lừa Huyền Nhƣ; Dƣơng Ngô Huy vận chuyển 120 bánh heroin trọng lƣợng 41.925,1 gram; vụ Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp tàu thủy).... Những kết quả đạt đƣợc qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự của ngành kiểm sát đƣợc thể hiện cụ thể:

Viện kiểm sát kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Công tác kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về

tội phạm của VKS đƣợc coi là một trong những khâu công tác quan trọng góp phần thực hiện tốt vai tr ̣ , chức năng của VKS trong khởi tố vụ án hình sự. Qua công tác kiểm sát việc thụ lý, giải quyết tố giác, tinn báo về tội phạm giúp VKS có thể thực hiện tốt hơn chức năng của mình trong thực hành quyền công tố và

55

kiểm sát hoạt động khởi tố vụ án, không khởi tố vụ án của CQĐT và các cơ quan khác đƣợc giao thực hiện một số hoạt động điều tra.

Viện kiểm sát trực tiếp khởi tố vụ án. Trong 6 năm qua (từ 2008 tới 2013), thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố trong khởi tố vụ án hình sự, các VKS đã trực tiếp khởi tố 376 vụ án hình sự.Kết quả cụ thể biểu hiện ở bảng sau:

Bảng số 2. SỐ LIỆU VỤ ÁN HÌNH SỰ VIỆN KIỂM SÁT CÁC CẤP TRỰC TIẾP KHỞI TỐ

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng

Số vụ 23 28 121 36 70 98 376

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VKSnhân dân tối cao các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013

Nhƣ vậy, số lƣợng vụ án VKS trực tiếp khởi tố trong giai đoạn 2008- 2013 là tăng giảm không đều nhƣng xu hƣớng tăng từ 23 vụ năm 2008 lên 98 vụ năm 2013. Điều này đã thể hiện đƣợc sự chủ động trong công tác thực hành quyền công tố của VKS, đảm bảo mọi tội phạm đều đƣợc khởi tố.

Về kiểm sát hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, thông qua việc kiểm sát phân loại xử lý tố

giác, tin báo tội phạm của CQĐT, các VKS trong cả nƣớc đã phát hiện việc bỏ lọt nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm, VKS đã yêu cầu CQĐT khởi tố, số vụ ạn CQĐT đã khởi tố đạt tỷ lệ cao, điều này thể hiện đƣợc chất lƣợng trong công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác về tội phạm.Kết quả cụ thể biểu hiện ở bảng sau:

Bảng số 3. SỐ VỤ ÁN VIỆN KIỂM SÁT CÁC CẤP YÊU CẦU CƠ QUAN ĐIỀU TRA KHỞI TỐ VỤ ÁN

56

Năm VKS yêu cầu CQĐT khởi tố (vụ) CQĐT đã khởi tố (vụ) 2008 206 164 2009 190 157 2010 210 197 2011 314 302 2012 442 431 2013 514 489 Tổng 1.876 1.740

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VKS nhân dân tối cao các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013

Nhƣ vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy, số vụ án VKS yêu cầu CQĐT khởi tố tăng cao trong giai đoạn 2008-2013, tăng từ 206 vụ vào năm 2008 lên 514 vụ vào năm 2013 (tăng gấp 2,4 lần). Điều này cho thấy, trong giai đoạn vừa qua VKS các cấp đã tích cực trong công tác kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự của CQĐT phát hiện và yêu cầu CQĐT khởi tố nhiều vụ án. Từ những kết quả đạt đƣợc nói trên cho thấy Viện kiểm sát các cấp đã quản lý đƣợc tình hình tội phạm và không để tình trạng có tội phạm xảy ra đã đƣợc phát hiện mà không nắm đƣợc, đồng thời qua kết quả theo dõi tình hình tội phạm, VKS các cấp có ý kiến đề xuất tham mƣu cho Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm ở các tỉnh chủ động trong dự báo tình hình tội phạm, để từ đó định hƣớng kế hoạch cho công tác phòng ngừa và chống tội phạm đạt hiệu quả cao.

Về kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trên cơ sở nắm và quản lý kịp thời việc phân loại, xử lý tin báo tố giác tội phạm của CQĐT, VKS đã có biện pháp hạn chế tình hình khởi tố oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Công tác kiểm sát việc khởi tố của VKS các cấp đƣợc chú trọng hơn nhằm bảo đảm quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT là có căn cứ và hợp pháp. Với việc ngày càng nâng cao chất lƣợng

57

công tác kiểm sát việc khởi tố nên đã đã dần hạn chế đƣợc các vi phạm pháp luật của CQĐT trong việc khởi tố.

Trong những năm qua với việc thực hiện tốt chức năng kiểm sát khởi tố, VKS các cấp đã hủy nhiều quyết định khởi tố không có căn cứ pháp luật của CQĐT, cƣơng quyết hủy bỏ các quyết định không khởi tố và yêu cầu CQĐT khởi tố nhiều vụ án để xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng số 4. SỐ VỤ ÁN VIỆN KIỂM SÁT CÁC CẤP HỦY QUYẾT ĐỊNH KHÔNG KHỞI TỐ VÀ HỦY QUYẾT ĐỊNH KHỞI TỐ VỤ ÁN CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA Năm Tổng số vụ án khởi tố (vụ) VKS hủy QĐ không KTVA của CQĐT và ra QĐ KTVA (vụ) VKS hủy QĐ KTVA của CQĐT (vụ) 2008 63.094 93 66 2009 62.685 42 69 2010 78.844 65 206 2011 87.667 62 61 2012 94.007 46 236 2013 97.654 49 102 Tổng 483.951 357 740

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VKS nhân dân tối cao các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013

Nhƣ vậy, trong quang thời gian từ năm 2008 đến năm 2013 số lƣợng vụ VKS ra quyết định hủy quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT là tăng giảm không đều và có xu hƣớng giảm, từ 93 vụ năm 2008 xuống còn 49 vụ năm 2013. Tuy nhiên, số vụ VKS ra quyết định hủy quyết định khởi tố vụ án của CQĐT lại

58

có xu hƣơng tăng, nhƣng mức tăng giảm qua các năm cũng không ổn định, từ 66 vụ năm 2008 lên 102 vụ năm 2013 (tăng 1,5 lần). Điều này cho thấy VKS các cấp đã tích cực trong công tác kiểm sát việc ra các quyết định khởi tố, không khởi tố vụ án của CQĐT, không để tình trạng bỏ lọt tội phạm hay làm oan ngƣời vô tội.

Về kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và một số hoạt động khác trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Nhận thức đƣợc mức

độ quan trọng của hoạt động khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án, những năm qua công tác này đã đƣợc các VKS chú trọng. Mặc dù điều kiện còn khó khăn, phƣơng tiện đi lại còn rất hạn chế, nhƣng việc tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi đƣợc các Kiểm sát viên thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.

Trong hoạt động áp dụng các biện pháp bắt khẩn cấp, tạm giữ. Do thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành và có sự phối hợp chặt chẽ với CQĐT trong việc bắt, giữ nên chất lƣợng bắt giữ trong cả nƣớc đƣợc nâng cao, hầu hết các trƣờng hợp bắt giữ đều đƣợc chuyển khởi tố hình sự, những trƣờng hợp không đủ căn cứ đã đƣợc các VKS xử lý kịp thời, đảm bảo quyền tự do thân thể của ngƣời dân đƣợc pháp luật bảo hộ. Cụ thể:

Năm 2010 số ngƣời bị bắt, tạm giữ về hình sự là 59.257 ngƣời, đã giải quyết 58.568 ngƣời, trong đó khởi tố hình sự và bắt truy nã chuyển tạm giam 56.403 ngƣời, chiếm tỉ lệ 96,3%. VKS đã hủy quyết định tạm giữ, không gia hạn tạm giữ 256 trƣờng hợp; không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 106 trƣờng hợp.

Năm 2011 đã khởi tố 87.667 vụ và 141.073 bị can trung bình số ngƣời bị bắt, giữ chuyển khởi tố hình sự trong cả nƣớc là 92%. Các VKS đã hủy 237 quyết định khởi tố bị can của CQĐT không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của CQĐT trong 96 trƣờng hợp, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 37 trƣờng hợp,

59

yêu cầu bắt tạm giam 48 bị can, góp phần đảm bảo việc bắt, tạm giữ, tạm giam đúng pháp đúng pháp luật.

Năm 2012 đã khởi tố 94.007vụ và 151.603 bị can trung bình số ngƣời bị bắt, giữ chuyển khởi tố hình sự trong cả nƣớc là 96%. Các VKS đã hủy 236 quyết định khởi tố bị can của CQĐT, không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của CQĐT trong 120 trƣờng hợp, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ 443 trƣờng hợp, yêu cầu bắt tạm giam 98 bị can, góp phần đảm bảo việc bắt, tạm giữ, tạm giam đúng pháp đúng pháp luật, hủy bỏ quyết định tạm giam với 1.797 bị can.

Trên đây là những kết quả đã đạt đƣợc qua các hoạt động của VKS trong khởi tố vụ án hình sự những năm qua.

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế về hoạt động của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự khởi tố vụ án hình sự

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của VKS trong khởi tố vụ án hình sự cũng nhƣ hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm.Những hạn chế đó đƣợc thể hiện dƣới các bình diện sau:

Trong việc khởi tố vụ án hình sự; yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án.Trong giai đoạn khởi tố vụ án VKS chủ yếu thực

hiện chức năng kiểm sát nhiều hơn. Một mặt do pháp luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS hẹp, mặt khác do Kiểm sát viên chƣa nhận thức đầy đủ chức năng công tố, còn phụ thuộc nhiều vào CQĐT, vì vậy, tỷ lệ số vụ án mà VKS khởi tố so với tổng số vụ án đã khởi tố là rất nhỏ, cụ thể trong 05 năm từ 2008 tới 2013, tổng số vụ án đã khởi tố là 483.951vụ, trong đó số vụ án VKStrực tiếp khởi tố là 376 vụ, bằng khoảng 0,08%.

Đối với yêu cầu khởi tố vụ án của VKS thì số yêu cầu rất ít, trong năm năm từ 2008 đến 2013, các VKS trong cả nƣớc chỉ yêu cầu khởi tố 1.876 vụ,

60

trong đó CQĐT đã khởi tố 1.740 theo yêu cầu của VKS, chiếmtỉ lệ yêu cầu của VKS đƣợc CQĐT thực hiện chỉ đạt khoảng92%. Điều này phản ánh số lƣợng và chất lƣợng của các yêu cầu khởi tố của VKStƣơng đối cao.

Trong hoạt động tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong giai đoạn 2008 đến 2013 toàn ngành

kiểm sát đã thụ lý giải quyết số lƣợng tin báo, tố giác là:

Bảng số 5. SỐ TỐ GIÁC TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM VIỆN KIỂM SÁT THỤ LÝ GIẢI QUYẾT Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số tố giác, tin báo VKS thụ lý giải quyết trong năm 96.098 120.098 112.145 98.675 92.335 101.347

Nguồn:Báo cáo tổng kết của VKS nhân dân tối cao các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2008 – 2013 VKS các cấp đã thụ lý giải quyết một số lƣợng rất lớn các tin báo, tố giác về tội phạm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho VKS kiểm sát tốt hơn hoạt động giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của CQĐT, kịp thời yêu cầu CQĐT tiến hành khởi tố vụ án, hoặc không khởi tố vụ án. Qua công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong giai đoạn từ 2008 đến 2013 VKS các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố 1.876 và CQĐT đã khởi tố 1.740 (xem bảng số 4).

Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác và tin báo tội phạm còn có những mặt hạn chế tồn tại, đó là VKS các cấp còn thụ động trong công tác tiếp nhận các tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố mà chỉ tập trung chủ yếu kiểm sát việc giải quyết tố giác , tin báo và kiến nghị khởi tố, v́ vậy chƣa nhận đƣợc nhiều các tố giác , tin báo tội

61

phạm và kiến nghị khởi tố. Chƣa nắm đƣợc đầy đủ số tin báo mà CQĐT đã tiếp nhận, thụ lý và giải quyết nên không kiểm sát đƣợc hoạt động này. Sở dĩ có những tồn tại nêu trên là xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, công dân chƣa hiểu hết chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát, nên không đến tố giác với VKS khi có tội phạm xảy ra. Còn đối với các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội khi phát hiện, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm thì hầu hết chỉ báo cho cơ quan công an mà không báo cho VKS biết để theo dõi hay các cơ quan đƣợc giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra nhƣ Hải quan, kiểm lâm ... thì chƣa chủ động cung cấp thông tin về tội phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý cho VKS đƣợc biết.

Thứ hai, với việc chủ yếu thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các tố giác, tin báo về tội và kiến nghị khởi tố đã dẫn tới tình trạng là VKS không nắm đƣợc hết việc thụ lý các tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố hoặc chỉ nắm đƣợc các tố giác, tin báo về tội phạm mà CQĐT đánh giá là có khả năng điều tra khám phá vụ án đƣợc, còn các tin báo về tội phạm ẩn mà chƣa xác định đƣợc rõ đối tƣợng phạm tội thì thƣờng không báo cáo cho VKS biết, nên một số lƣợng không nhỏ các tố giác, tin báo về tội phạm sẽ nằm ngoài sự kiểm soát của VKS, việc làm đó có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.

Kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Bên cạnh những mặt đã làm đƣợc, trong thời gian qua công tác kiểm sát hoạt

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 54)