0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Những bất cập trong các quy định của pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát trong

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ (Trang 64 -64 )

8. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Những bất cập trong các quy định của pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát trong

TRONG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Sở dĩ có những hạn chế nhƣ đã trình bày ở trên, xuất phát từ những nguyên nhân sau.

2.3.1. Những bất cập trong các quy định của pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự

Hệ thống pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự mặc dù đã đƣợc ban hành khá đầy đủ, nhƣng có nhiều vấn đề chƣa hợp lý và rõ ràng dẫn đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKS bị hạn chế, cụ thể:

- Một số quy định của BLHS quy định nhiều tội phạm mang tính chất định tính nhƣ các tội: Tội cố ý gây thƣơng tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105), Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245); Tội hành nghề mê tín dị đoan (Điều 247); Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253) ... Ngoài ra trong một số điều luật của BLHS quy định về các tội phạm còn có các tình tiết nhƣ: Vật phạm pháp có số lƣợng lớn; thu lợi bất chính lớn;.... . Những quy định nhƣ trên hiện nay chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể, chính vì vậy gây ra sự khó khăn trong việc nhận thức đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để ra quyết định khởi tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án hình sự.

- Một số quy định của BLTTHS năm 2003 chƣa quy định rõ khái niệm tố giác về tội phạm và tin báo về tội phạm, dẫn đến lúng túng trong việc phân loại,

64

xử lý, cũng nhƣ xác định thời hạn giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm. Thực tiễn cho thấy không phải tất cả các nguồn tin tiếp nhận đƣợc đều có dấu hiệu tội phạm. Nhiều trƣờng hợp chỉ là khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về hành chính hoặc dân sự.

Chƣa quy định trình tự, thủ tục của việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm từ các nguồn chuyển đến. Từ đó việc quản lý, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm còn kém hiệu quả nhƣ tiếp nhận không đầy đủ, bỏ sót nhiều nguồn tin và suy đến cùng là bỏ lọt tội phạm.

Điều 103 BLTTHS năm 2003 quy định trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của CQĐT đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của VKS. Điều luật này đã phân định rõ nhiệm vụ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT với nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của VKS. Tuy nhiên, điều luật này chƣa quy định cụ thể về trách nhiệm của CQĐT trong việc thông báo đầy đủ các tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố mà mình tiếp nhận cho VKS và không quy định các quyền năng pháp lý cụ thể và cần thiết để VKS có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm sát tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Bên cạnh đó các quy định của pháp luật trong giai đoạn khởi tố chƣa có quy định về việc VKS đề ra các yêu cầu xác minh hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động xác minh để làm rõ có hay không hành vi phạm tội.Chƣa có chế tài để xử lý những vi phạm trong trƣờng hợp khi kết thúc thời hạn kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm thấy không có dấu hiệu của tội phạm nhƣng CQĐT không ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo đúng quy định.

Về trách nhiệm của tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác tội phạm; trách nhiệm của cơ quan Nhà nƣớc trong việc báo ngay cho CQĐT, VKS mọi hành vi xảy ra trong cơ quan và lĩnh vực quản lý của mình, nhƣng chƣa quy định các biện pháp xử lý đối với trƣơng hợp cơ quan, tổ chức

65

không cung cấp thông tin tội phạm cho cơ quan bảo vệ pháp luật (các điều 25 và 26). Đặc biệt chƣa quy định trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nƣớc (nhƣ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Giám đốc Sở các ban ngành, các Bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang bộ, Thanh tra, kiểm toán ...) trong việc cung cấp các vụ việc tham nhũng cho CQĐT, VKS. Thực tế đã xảy ra tình trạng các cơ quan, tổ chức không thông báo hoặc giấu các thông tin tội phạm, giữ lại để xử lý hành chính, xử lý nội bộ; việc khởi tố, điều tra loại án tham nhũng chủ yếu thông qua tố giác, khiếu nại, tố cáo của công dân, qua dƣ luận báo chí, rất ít trƣờng hợp CQĐT trực tiếp phát hiện tội phạm. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Bên cạnh đó thời hạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm trong điều luật này là chƣa phù hợp, dẫn đến việc vi phạm thời hạn giải quyết hoặc lạm dụng thời hạn giải quyết đối với những việc đơn giản.

Số lƣợng tin báo, tố giác về tội phạm đƣợc gửi đến cơ quan Công an các cấp rất nhiều, nhƣng CQĐT không thể có đủ khả năng để tiến hành kiểm tra, xác minh hết đƣợc . Từ đó có t́nh trạn g bỏ sót hoặc xác minh nguồn tin qua loa, sơ sài. Thêm vào đó là tính phức tạp của nội dung tin, nhất là tin về tham nhũng và các tội phạm kinh tế, chức vụ. Có những tin báo, tố giác về tội phạm phải xác minh kéo dài hàng năm mà không phải là hai tháng nhƣ luật định. Điều này dẫn đến tình trạng các CQĐT lựa chọn những tin nào dễ hơn thì làm trƣớc và tin nào khó thì làm sau hoặc loại bỏ những tin phức tạp không tiến hành thẩm tra xác minh. Bên cạnh đó tình trạng Công an cấp phƣờng xã, sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm đã giữ lại để giải quyết (nhƣ hòa giải, xác minh,...). Do vậy dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm rất khó kiểm soát đƣợc.

Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định VKS chỉ đƣợc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trƣờng hợp VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố của CQĐT và các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trên thực tế có nhiều trƣờng hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm cần đƣợc khởi tố

66

điều tra, nhƣng vì những lý do khác nhau, CQĐT không ra quyết định khởi tố và cũng không ra quyết định không khởi tố vụ án thì VKS không thể ra quyết định khởi tố vụ án để yêu cầu điều tra mà chỉ có thể ra văn bản yêu cầu khởi tố vụ án (theo quy định tại Điều 114 BLTTHS yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của VKS). Tại Mục 9 Thông tƣ liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP 07/9/2005: “trách nhiệm của CQĐT trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS (điều 114).Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các yêu cầu và quyết định tại các Điểm 1, 2 và 3 Điều 112 của BLTTHS. Đối với các yêu cầu và quyết định tại các Điểm 4, 5 và 6 Điều 112 của BLTTHS, nếu không nhất trí, CQĐT vẫn phải chấp hành, nhƣng có quyền báo cáo CQĐT cấp trên trực tiếp và kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp,...”

Nhƣ vậy, đây không phải là loại yêu cầu mà nếu không nhất trí, thì CQĐT vẫn phải chấp hành nhƣ một số yêu cầu, quyết định khác nên tính hiệu lực bị hạn chế. Vì vậy, trong trƣờng hợp này chức năng thực hành quyền công tố của VKS sẽ bị hạn chế.

Ngoài ra luật chƣa quy định trách nhiệm các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc khởi tố vụ án hình sự; trong khi Tòa án là cơ quan xét xử thì BLTTHS quy định trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự là không phù hợp. Vì xét về nhóm các chức năng tố tụng thì Tòa án thực hiện chức năng xét xử, tức là dựa trên cơ sở đánh giá chứng cứ, tài liệu đã thu thập đƣợc để tuyên bị cáo phạm tội hay không và mức hình phạt là nhƣ thế nào. Do đó, nếu trao cho Tòa án cả chức năng khởi tố vụ án hình sự thì vô hình chung sẽ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” của cơ quan này. Điều này không đảm bảo yêu cầu cải cách tƣ pháp đƣợc thể hiện trong Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, theo đó “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tƣ pháp”.

67

2.3.2. Những vướng mắc trong tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nhiều khi Kiểm sát viên chƣa nhận thức đƣợc vai trò thực hành quyền công tố của VKS mà chỉ chú trọng đến chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự, vì vậy, chức năng công tố không tạo đƣợc dấu ấn. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhiều khi chƣa sát sáo, còn hời hợt, thụ động, phụ thuộc, ỷ lại nhiều vào kết quả của CQĐT nên không kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật của CQĐT trong giai đoạn khởi tố vụ án, không khẳng định đƣợc đúng vai trò của mình.

Bên cạnh đó vai trò lãnh đạo của Viện trƣởng VKS các cấp chƣa thực sự đƣợc tăng cƣờng. Một thực tế tồn tại lâu nay là có nhiều Viện trƣởng các cấp quá tập trung vào các công việc hành chính, sự vụ mà phó mặc các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp cho cấp phó và các Kiểm sát viên dƣới quyền. Nhiều quyết định tố tụng đƣợc Viện trƣởng ban hành chỉ trên cơ sở nghe báo cáo của cấp dƣới, do vậy đã xảy ra những trƣờng hợp oan, sai.

Công tác hƣớng dẫn chỉ đạo VKS cấp trên đối với VKS cấp dƣới có lúc có nơi chƣa thực hiện nghiêm túc. Việc tổ chức rút kinh nghiệm và kiểm điểm đối với cán bộ để xảy ra thiếu sót trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành chƣa đƣợc các đơn vị quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

Ngoài ra, trong quan hệ phối hợp giải quyết vụ án hình sự với CQĐT, các Kiểm sát viên vẫn còn biểu hiện của tƣ tƣởng ngại va chạm, xuôi chiều, để mặc cho CQĐT thực hiện các hoạt động, đôi khi còn ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên hay của liên ngành. Do có các tƣ tƣởng này nên công tác tập hợp vi phạm, kiến nghị vi phạm của CQĐT cũng chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nghiêm túc.

68

Thực tế hiện nay các VKS địa phƣơng đặt dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phƣơng, do bị phụ thuộc nhƣ vậy nên VKS một số nơi đã không thể phát huy đƣợc vai trò của mình. Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với CQĐT cũng có mâu thuẫn, xét về khía cạnh địa vị pháp lý trong tố tụng hình sự, Viện trƣởng CQĐT có quyền mang tính chế ƣớc đối với Thủ trƣởng CQĐT cùng cấp, nhƣng về vị thế chính trị trong cấp ủy địa phƣơng thì Thủ trƣởng CQĐT luôn có vị thế cao hơn (ủy viên thƣờng vụ). Chính điều này là một yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng VKS không phát huy đƣợc chức năng chế ƣớc CQĐT, dẫn đến hoạt động của VKS nhiều khi chỉ mang tính hình thức, xuôi chiều theo CQĐT.

2.3.3. Những khó khăn về công tác cán bộ và đảm bảo cơ sở vật chất của ngành Kiểm sát của ngành Kiểm sát

Tình hình tội phạm ở nƣớc ta ngày càng diễn biến phức tạp, quy mô tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, số lƣợng các vụ án hình sự xảy ra nhiều và có chiều hƣớng gia tặng, năm sau cao hơn năm trƣớc, đáp ứng với công tác đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ vững về tƣ tƣởng đạo đức chính trị và giỏi về chuyên môn nhiệm vụ, nhƣng nhiều VKS chƣa kịp thời bổ sung biên chế, dẫn đến tình trạng một Kiểm sát viên thụ lý giải quyết một số lƣợng án quá lớn, đặc biệt là ở các thành phố trực thuộc trung ƣơng nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh,... hay một số thành phố trực thuộc tỉnh. Bên cạnh đó nhiều Kiểm sát viện có tinh thần trách nhiệm chƣa cao, các quy trình nghiệp vụ không đƣợc coi trọng và thực hiện đúng quy định. Hơn nữa không chịu khó trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nên nhiều quy định của pháp luật không đƣợc nhận thức đầy đủ, bên cạnh đó bản lĩnh không vững vàng, không kiên quyết đấu tranh chống tội phạm đã bị kẻ xấu lợi dụng mua

69

chuộc để che giấu tội phạm, việc làm đó đã ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động đấu tranh chống tội phạm và uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Trong thời gian qua các cơ quan tƣ pháp nói chung và VKS nói riêng gặp khó khăn về cơ sở vật chất, và phƣơng tiện phục vụ cho việc thực hiện chức năng của mình. Đặc biệt là ở cấp huyện, nhiều đơn vị có trụ sở làm việc chật chội, không có phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ vì vậy đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng công tác của VKS.

Những khó khăn trên đã đƣợc Bộ chính trị nêu trong Nghị quyết số 08 – NQ/TƢ ngày 02/01/2002 khi đánh giá về nguyên nhân của những tồn tại trong công tác tƣ pháp thời gian qua đã khẳng định: “Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tƣ pháp chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cấp huyện nhiều nơi trụ sở còn rất chật chội, phƣơng tiện làm việc vừa thiếu lại vừa lạc hậu; chính sách đối với cán bộ tƣ pháp chƣa tƣơng xứng với nhiệm vụ và chức trách đƣợc giao.”17

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu thực định pháp luật cho thấy pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định rõ hai chức năng của VKS trong khởi tố vụ án hình sự, chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đƣợc thể hiện qua các nội dung hoạt động cụ thể của VKS.

Chức năng thực hành quyền công tố của VKS trong khởi tố vụ án hình sự đƣợc thể hiện qua các hoạt động pháp lý độc lập liên quan trực tiếp đến tội phạm, chức năng này đƣợc thể hiện qua các hoạt động cụ thể: trực tiếp khởi tố vụ án hình sự; yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án và một số hoạt động khác.

17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

70

Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong khởi tố vụ án hình sự đƣợc thể hiện qua những hoạt động kiểm sát cụ thể đó là: kiểm sát việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm; kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình sự, thay đổi bổ sung quyết định khởi tố vụ án; kiểm sát khám nghiệm hiện trƣờng, tử thi; kiểm sát hoạt động bắt ngƣời trong trƣờng hợp khẩn cấp, việc áp dụng biện pháp tạm giữ, khám xét.

Qua hoạt động thực tiễn của VKS trong khởi tố vụ án hình sự, đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự của VKS đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc và hạn chế, tìm ra những nguyên nhân của hạn chế. Những nguyên nhân này thể hiện ở một số mặt nhƣ: do những quy định của pháp luật chƣa hợp lý; do công tác tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKS trong khởi tố vụ án hình sự chƣa tốt; do công tác cán bộ chƣa đảm bảo và cuối cùng do điều kiện cơ sở vật chất chƣa tốt,... dẫn đến những hạn chế trong hoạt động của VKS trong

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ (Trang 64 -64 )

×