Trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật về khởi tố

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 28)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật về khởi tố

pháp luật về khởi tố vụ án hình sự

Để làm rõ khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự trƣớc hết ta phải làm rõ một số vấn đề về thuật ngữ “kiểm sát việc tuân theo pháp luật” và “kiểm sát các hoạt động tƣ pháp” trong tố tụng hình sự.

Hiện nay trong một số văn bản pháp luật còn song song tồn tại hai thuật ngữ trên. Tại Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: “VKS nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp...”, Điều 1 Luật tổ chức VKS nhân dân năm 2002 quy định: “VKS nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp ...”, BLTTHS năm 2003 lại tiếp tục sử dụng cụm từ “kiểm sát việc tuân theo pháp luật.”

28

Trong tố tụng hình sự thì chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS đƣợc hiểu là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tƣ pháp hình sự. Do vậy hai thuật ngữ này không có gì mâu thuẫn. Để không gây khó hiểu thì nên có sự thống nhất về thuật ngữ trong các văn bản pháp luật.

Kiểm sát các hoạt động tƣ pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nƣớc, do Quốc hội giao cho VKS nhằm đảm bảo pháp chế trong hoạt động tƣ pháp hình sự.Hoạt động tƣ pháp hình sự là hoạt động chỉ do các cơ quan tƣ pháp hình sự thực hiện, là những hoạt động trực tiếp nhằm giải quyết một vụ án hình sự cụ thể và thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, hoạt động tƣ pháp hình sự đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng hình sự.Các cơ quan tƣ pháp hình sự ở Việt Nam là các cơ quan đƣợc thành lập, tổ chức theo những trình tự, thủ tục luật định, trực tiếp và chịu trách nhiệm tiến hành, thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, nhằm giải quyết các vụ án hình sự và thi hành các quyết định, bản án hình sự của Tòa án12.

Các cơ quan tƣ pháp hình sự ở Việt Nam bao gồm: Tòa án, VKS, CQĐT và Cơ quan thi hành án.Đối tƣợng của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là hành vi xử sự của các cơ quan tƣ pháp hình sự.Mục đích của hoạt động kiểm sát các hoạt động tƣ pháp hình sự là đảm bảo cho pháp luật đƣợc áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất.Phạm vi của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tƣ pháp hình sự bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi ngƣời phạm tội đã thi hành xong bản án.

Nhƣ vậy, từ các phân tích trên chúng ta có thể đƣa ra khái niệm về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án nhƣ sau: Kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự là hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp hình sự có đối tượng là hành vi xử sự của các cơ quan có thẩm quyền khởi

29

tố vụ án hình sự được pháp luật quy định, nhằm đảm bảo cho việc khởi tố vụ án được nhanh chóng, kịp thời, có căn cứ, đúng pháp luật.

Nội dung của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án là những biện pháp mà VKS không trực tiếp ra quyết định, qua công tác kiểm sát, nếu phát hiện các vi phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án thì kiến, kháng nghị, yêu cầu bổ sung, khắc phục.

Các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS đƣợc tiến hành trƣớc khi khởi tố vụ án nhƣ: Kiểm sát việc giải quyết của CQĐT đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, khám xét, khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi của CQĐT, nhằm đảm bảo mọi hoạt động này đƣợc thực thi đúng trình tự thủ tục luật định.

Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố vụ án của VKSlà hoạt động kiểm sát việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự; kiểm sát việc thay đổi hoặc bổ sung khởi tố vụ án hình sự của CQĐT.Khi tiến hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật, VKS có các quyền nhằm phát hiện vi phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án và quyền yêu cầu khắc phục, xử lý vi phạm của chủ thể tiến hành các hoạt động tƣ pháp hình sự trong giai đoạn khởi tố vụ án.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là hai hoạt động độc lập nhƣng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực tiễn hoạt động thực hiện chức năng của ngành Kiểm sát cho thấy nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm luôn đi liền với đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong hoạt động tƣ pháp hình sự.

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, hai hoạt động này song song tồn tại và có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Mục đích của hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ án

30

là nhằm chứng minh tội phạm, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án có mục đích đảm bảo việc khởi tố vụ án là có căn cứ, đúng pháp luật. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật có hiệu quả là điều kiện để đảm bảo thực hành quyền công tố đúng đắn khách quan và ngƣợc lại. Hoạt động thực hành quyền công tố có thể là kết quả của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật và có hoạt động thực hành quyền công tố là bắt đầu hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

Tóm lại, cả hai hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự đều có chung mục đích là đảm bảo xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan sai người vô tội.

Một phần của tài liệu Vai trò của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự (Trang 28)