Chúng tôi tiến hành nuôi trồng ra quả thể nấm tại Trang trại nấm Dona – Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh.
3.2.4.1. Khảo sát sự phát triển của tơ nấm trên môi trường mùn cưa cao su.
Sau khi cấy giống vào các bịch cơ chất được đem ủ trong phòng tối hoặc có ánh sáng khuếch tán ở nhiệt độ phòng để cho tơ nấm phát triển mạnh, ăn ra đến bề mặt bịch thì ta bắt đầu đo tốc độ phát triển của hệ sợi nấm. Kết quả như sau:
0 5 10 15 20 25 25 28 30 32 34 36 38 40 42
Thời gian (ngày)
Độ dài tơ n
ấm (cm)
Độ dài tơ nấm
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn tốc độ lan tơ nấm Panus tenebrosus trên môi trường mùn cưa cao su
Nhận xét:
Những ngày đầu sợi nấm phát triển chậm và rất thưa, sợi nấm có màu trắng Đến ngày thứ 25 chúng tôi quan sát thấy tổ chức của sợi nấm kết cấu chặt chẽ hơn, sợi nấm bện dày hơn. Chúng tôi tiến hành đo tốc độ phát triển của hệ sợi nấm. Từ
Ngày thứ 28 Ngày thứ 34
Ngày thứ 40
ngày thứ 30 quan sát thấy hệ sợi nấm phát triển mạnh và đều, trung bình ~0,8 cm/ngày. Đến ngày thứ 43 thì sợi nấm đã lan kín bịch cơ chất.
Qua số liệu thực nghiệm thu được (bảng 3.3 và biểu đồ 3.3) chúng tôi đi đến kết luận: Hệ sợi nấm Panus tenebrosus thích hợp phát triển trên môi trường cơ chất tổng hợp mùn cưa cao su. Môi trường này có thể được sử dụng để nuôi trồng ra quả thể.
Hình 3.13. Hệ sợi nấm Panus tenebrosus phát triển trên môi trường cơ chất
3.2.4.2. Qúa trình chăm sóc và đặc điểm của quả thể nuôi trồng
Khi tơ nấm đã lan kín bịch cơ chất thì tiến hành chuyển bịch sang nhà nuôi trồng, rửa bịch và tháo nút bông. Nhà nuôi trồng có cường độ ánh sáng yếu, duy trì độ ẩm từ 80 – 95% bằng cách tưới phun sương. Tùy điều kiện thời tiết mà điều chỉnh số lần tưới cho phù hợp, ngày nắng thì tưới từ 3 – 4 lần/ ngày, ngày mưa tưới từ 1 – 2 lần/ ngày.
Trên môi trường cọng sắn sau 50 ngày từ khi cấy giống thì quả thể bắt đầu xuất hiện. Quả thể trên môi trường này có đặc điểm: Thân có hình trụ tròn có đường kính ~0,5 cm, dài từ 10 – 12 cm, thịt nấm xốp, đàn hồi. Phiến nấm phát triển đều tạo cho tán nấm có dạng hình phễu đặc trưng.
Trên môi trường hạt lúa quả thể dễ hình thành hơn, sau khi cấy giống vào chai cho đến ngày thứ 37 thì quả thể bắt đầu hình thành. Môi trường này có đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết để cung cấp cho sự phát triển của nấm nên quả thể nấm trên môi trường này hình thành sớm và phát triển nhanh hơn trên môi trường cọng. Đường kính của thân nấm lớn hơn rất nhiều so với trên môi trường cọng trung bình khoảng 0,8 – 1,1 cm, chiều dài của thân từ 10 – 12 cm. Thịt nấm mềm hơn nấm ngoài tự nhiên và trên môi trường cọng. Phiến nấm phát triển hoàn chỉnh tạo cho tán nấm có hình phễu đặc trưng.
Trên môi trường cơ chất tổng hợp mùn cưa cao su quả thể chưa kịp hình thành có thể là do thời gian chưa đủ để sợi nấm phát triển thành quả thể, do chất dinh dưỡng ở môi trường này nghèo hơn và có nhiều khuẩn tạp nhiễm cạnh tranh môi trường sống làm giảm tốc độ phát triển (do chế độ hấp ở 100 – 1200C chưa tiêu diệt hết được những bào tử của các khuẩn tạp nhiễm). Quá trình chăm sóc và theo dõi sự hình thành quả thể trên môi trường này vẫn còn đang được tiếp tục thực hiện.
Như vậy, chúng tôi đã hoàn thành quy trình nuôi trồng cho loài nấm Panus tenebrosus, khảo sát sự lan tơ trên môi trường PGA, môi trường hạt và môi trường tổng hợp mùn cưa cao su. Đồng thời cũng khảo sát được sự hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh trên môi trường hạt và trên môi trường cọng. Tạo được giống thuần
khiết nhằm bảo tồn nguồn gen của loài nấm Panus tenebrosus trên môi trường PGA và môi trường hạt tại phòng thí nghiệm Trung tâm Hạt nhân Tp Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu về nấm phễu lông chi Panus Fr chúng tôi đi đến những kết luận sau:
1 - Chúng tôi đã thu thập và mô tả được các mẫu vật nấm của các loài thường gặp thuộc chi Panus Fr. tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên:
+ Panus rudis Fr. (1838)
+ Panus torulosus (Pers.: Fr.) Fr., Epicrisis: 397 (1838). + Panus fulvus var. fulvus
+ Panus fulvus var. similis + Panus fulvus var. nudicolum
2 - Phát hiện và mô tả một loài nấm phễu lông mới ở Việt Nam là Panus tenebrosus, có tính tương đồng cao với các loài khác trong chi Panus.
3 - Nấm Panus tenebrosus dễ dàng được phân lập trên môi trường PGA cải tiến. Khảo sát được sự phát triển của tơ nấm P. tenebrosus trên môi trường PGA, môi trường hạt lúa thông dụng và môi trường cơ chất tổng hợp (mùn cưa cao su và các chất bổ sung).
4 - Có thể nhân và giữ giống nấm Panus tenebrosus trên môi trường giống hạt có bổ sung cám gạo để phục vụ cho các thí nghiệm về sau và cho quá trình nuôi trồng cho sản xuất nếu có. Đồng thời qua quá trình thí nghiệm cho thấy môi trường này cũng có thể dùng để nuôi trồng ra quả thể dùng cho mục đích thí nghiệm, trên môi trường này thì quả thể phát triển tốt hơn so với trên môi trường cọng và ngoài tự nhiên.
5 - Khảo sát được sự hình thành và đặc điểm quả thể hoàn chỉnh trên môi trường hạt và môi trường cọng.
Đề xuất ý kiến
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu về nấm Panus tenebrosus chúng tôi đưa ra những đề xuất sau:
1 - Tiếp tục nghiên cứu nuôi trồng nấm Panus tenebrosus trên môi trường cơ chất tổng hợp mùn cưa cao su để khảo sát quá trình hình thành và đặc điểm của quả thể.
2 - Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường để tìm ra một quy trình nuôi trồng tối ưu cho loài nấm này.
3 - Nghiên cứu sâu về sinh học phân tử để khẳng định chính xác mối quan hệ của loài Panus tenebrosus cũng như các loài khác thuộc chi Panus với các chi khác như lentinus, polyporus, pleurotus...
4 - Nghiên cứu về thành phần hóa sinh học và các chất có hoạt tính sinh học, xác định giá trị của nấm Panus tenebrosus, có thể làm thực phẩm hay dược liệu không.
Để có thể đưa một loài nấm tự nhiên như loài Panus tenebrosus vào sản xuất còn đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu về sau. Đó là một quá trình đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức và tiền của tuy nhiên cần thiết để góp phần bảo tồn nguồn gen nấm của nước ta. Và nếu có thể cung cấp thêm một loại nấm thực phẩm hay dược liệu mới cho ngành công nghệ nấm thì quả là một điều tuyệt vời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ngô Anh, 2004: Nghiên cứu thành phần loài Nấm lớn Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ.
2. Lê Bá Dũng, 2003: Nấm lớn Tây nguyên. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
3. Nguyễn Lân Dũng, 2002: Công nghệ trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Lân Dũng, 2005: Công nghệ trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.
5. Trịnh Tam Kiệt, 2001: Danh lục thực vật Việt nam. Phần Nấm. Prosea. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
6. Trần Văn Mão, 1983: Nghiên cứu thành phần loài khu hệ nấm lớn vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Luận án Tiến sĩ.
7. Trần Văn Mão et al., 2006: Nấm lớn Cúc phương. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Tài liệu tiếng Anh
8. Bobbitt TF and Crang RE 1974: Light effects on fruiting in Panus tigrinus
var. tigrinus. Canad. J. Bot. 255-257.
9. Corner E.J.H. 1981: The agaric genera Lentinus, Panus, and Pleurotus. Beihefte zur Nova Hedwigia 69: 1-169.
10. Faro S. 1972: Physiological aspects of pigment production in relation to morphogenesis in Panus tigrinus. Mycologia 64: 375-387.
11. Hagara L., Antonín V. & Baier J. 2000: Les Champignons. Grund, Paris.
12. Hibbett D.S. & Vilgalys R. 1993: Phylogenetic relationships of Lentinus
(Basidiomycotina) inferred from molecular and morphological characters. Syst. Bot. 18: 409-433.
13. Hibbett DS., Murakami S., and Tsuneda A. 1993: Sporocarp ontogeny in
Panus (Basidiomycotina): evolution and classification. Am. J. Bot. 80(11): 1336- 1348.
14. Hibbett DS., Murakami S., and Tsuneda A. 1993: Postmeiotic nuclear bahavior in Lentinus, Panus, and Neolentinus. Mycologia 86(6): 725-732.
15. Kuhner R., Lamourde D. and Fitchet M.-L. 1962:Lentinus adhaerens A. & S. ex Fr., morphologie, caryologie, sexualité. Bull. Trimestriel Soc. Mycol. France 78: 254-277.
16. Laessoe T. 2000: Handbooks. Mushrooms. Dorling Kindersley. London.
17. Lincoff G.H. 2005: Field guide to North American mushrooms. National Audubon Soc. 19th Ed. Alfred A. Knopf. New York.
18. Neda and Nakai . 1995: Phylogenetic analysis of Pleurotus based on data from partial sequences of 18rSDNA and ITS-1 regions. Sci. Cult. Edib. Fungi: 161-167. Ed. Elliott, Balkema, Rotterdam.
19. Pacioni G. (US Ed. Lincoff G.H.) 1981: Guide to Mushrooms. Simon & Schuster Inc.
20. Pegler D.N. 1983: The Lentinus: a world monograph. Kew Bulletin 10:1-281.
21. Phillips R. 1981: Les Champignons. Solar. Paris. Milan.
22. Redhead S.A. and Ginns J.H. 1985: A reappraisal of agaric genera associated with brown rots of wood. Trans. Mycol. Soc. Japan 26: 349-381.
23. Rosinski MA and Faro S 1968: The genetic basis of hymenophore morphology in Panus tigrinus (Bull. ex Fr.) Sing. Amer. J. Bot. 55: 720.
24. Singer R. 1986: The Agaricales in modern taxonomy. 4th Ed. Koeltz Scientific Books.
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Tốc độ lan tơ của nấm Panus tenebrosus trên môi trường PGA
Độ dài tơ nấm (cm)
Thời gian (ngày)
Ống 1 Ống 2 4 4 4 6 4,7 4,7 8 6,2 6,2 10 8,1 8,2 12 8,9 9,1 14 9,7 10,0
Bảng 3.2. Tốc độ lan tơ của hệ sợi nấm P. tenebrosus trên môi trường giống hạt
Độ dài tơ nấm (cm)
Thời gian (ngày)
Chai 1 Chai 2 6 2.8 4.6 8 4.2 6.1 10 5.8 7.9 12 7.7 9.9 14 9.3 11.6 16 10.8 13.2 18 12.7 15.1 20 14.5 16.6
Bảng 3.3. Tốc độ lan tơ của nấm P. tenebrosus trên môi trường cơ chất
tổng hợp mùn cưa cao su.
Thời gian (ngày) Độ dài tơ nấm (cm)
25 9,8 28 10,8 30 12,0 32 13,5 34 15,2 36 16,8 38 18,3 40 19,9 42 21,7