0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Panus tenebrosus Corner

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NẤM PHỄU LÔNG PANUS TENEBROSUS MỚI TÌM THẤY Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN (Trang 41 -41 )

Mô tả loài Panus tenebrosus Corner = Lentinus tenebrosus (Corner) Pegler, com.nov.

Đây là loài duy nhất được Pegler (1981) xác lập làm chuẩn cho nhánh (section) thứ 15 trong chi Lentinus Pegler. Tuy nhiên chúng tôi theo quan điểm của Corner, duy trì loài này trong chi truyền thống Panus Fr.

Tán nấm đường kính dao động ~5 – 12 cm, khá cứng rắn, dạng phễu sâu với đường mép uốn lượn cong ít nhiều. Thoáng trông giống như loa kèn màu nâu thịt – nâu hồng, chất như gỗ, dai. Bề mặt tán sáng nâu hoặc ngả sẫm nâu tối, khá nhẵn mịn, đôi khi có phủ lông tơ khô, tỏa tròn đều, không có hằn tia hay phân vùng. Mép tán mỏng, hơi sắc, nhẵn, không xếp nếp.

Lớp thịt nấm không dày 2,5 – 3,5 mm, màu nâu gỗ lợt, chỉ dày hơn ở phần tiếp giáp với cuống (phần trung tâm phễu), tới 5 – 6 mm, mỏng dần khi ra phía mép tán.

Hệ sợi mô nấm dạng 2 kiểu (dimitic), phân nhánh, có khóa và thành mỏng. Phiến nấm khá dày phủ lông mịn, chạy tỏa đều từ mép tán xuống sâu theo cuống – dạng phiến men khá rõ. Phần men theo cuống phủ lớp lông nâu đen thẫm – nâu chocolate đậm rất đặc sắc ở cuống. Bề ngang phiến dày khá rõ ~1 – 1,5 mm, phủ lông nâu hồng – nâu gỗ như hình vẽ đặc tả của Corner (1981).

Bào tử đảm rất nhỏ, hầu như trong suốt, chỉ có ít giọt nội chất sáng màu hình tròn, nhỏ, hình ellip kéo dài, kích thước ~3,5 – 4,8 x 2,5 – 3,2 m, hơi cong, có mấu nhỏ vuốt nhọn ở một đầu (cuống đính trên tiểu bính).

Cuống nấm thô to, hơi uốn cong, hình trụ dài ~2,2 – 6,6 cm, đường kính ~0,8 – 1,8 cm ở vùng gốc, hơi loe to ở phần tiếp giáp vào tán, rộng tới 1,2 – 1,7 cm,

Hình 3.6. Panus tenebrosus Corner

thuờng nằm ở trung tâm đáy phễu – đính trung tâm. Bề mặt cuống phủ lớp lông thô dày đặc màu nâu đen – nâu chocolate sẫm, làm tách biệt rất rõ với phần loe tán ở trên.

Loài này được phát hiện thấy ở Australia, vùng Queensland, Cairns, vùng sông Johnstone và Corner xác định từ các bộ mẫu thu được ở quần đảo Solomon, vùng San Cristobal, sông Warahito và mẫu thu ở bán đảo Malay (Pahang), Malaysia và ở Papua New Guinea.

Nay lần đầu tiên được ghi nhận có ở Việt Nam, Vườn Quốc gia Cát Tiên, mở rộng khu phân bố có lẽ khắp Đông Nam Á nối sang Australia và vùng quần đảo Solomon, nam Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NẤM PHỄU LÔNG PANUS TENEBROSUS MỚI TÌM THẤY Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN (Trang 41 -41 )

×