0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Mô tả các loài đã phát hiện tại rừng Quốc gia Cát Tiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NẤM PHỄU LÔNG PANUS TENEBROSUS MỚI TÌM THẤY Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN (Trang 32 -32 )

Chi Panu

s

Fr. khá rộng, gồm nhiều loài, ở Việt Nam mới được ghi nhận cho đến nay 2 loài: P. rudis Fr. và P. torulosus (Pers.: Fr.) Fr. [= P. conchatus (Bull.: Fr.) Fr.] (Trịnh Tam Kiệt, 2001; Ngô Anh, 2004), tuy nhiên mới có mô tả cho loài đầu (Trịnh Tam Kiệt, 1981). Mới đây chúng tôi đã khảo sát rừng Quốc gia Cát Tiên sưu tập và mô tả được 4 loài, trong đó ngoài 2 loài đã biết trên còn phát hiện thêm 2 loài mới ở Việt Nam: P. fulvus (Berk.) Pegler & Rayner và Panus tenebrosus

Corner.

3.1.1. Panus rudis Fr. (1838)

Loài này rất phổ biến, gặp khắp Việt Nam: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh (Trịnh Tam Kiệt, 2001), chúng tôi ghi nhận thêm ở Cát Tiên – Đồng Nai ( tháng 7 – 12 hàng năm).

Quả giá khi non có màu hồng thịt – hồng nâu – vàng nâu, khi già khô có màu vàng đất sáng – vàng nâu bẩn hoặc lợt. Dạng phễu nông, mọc cụm, 2 – 9 cm. Mặt trên tán nấm phủ đầy lông thô do hệ sợi bện lại, dài 1,5 – 5,5 mm. Mép mũ cuộn cong, đôi khi quặp cong sâu vào, đôi khi có phân thùy, cũng phủ đầy lông, tụ lại từng đám, có sắc vàng ô liu. Cuống dài 0,5 – 2,5 cm (đôi khi hầu như không cuống), chắc đặc, rộng 2,5 – 10 mm, phủ lông dày, mịn hơn và ngắn hơn nhiều so với trên tán, phần cuống thường có màu nâu sậm hơn, đính gần trung tâm – trung tâm, đôi khi đính lệch sang bên. Phiến nấm màu gỗ đến màu vàng bẩn, lúc đầu có sắc thái tím, xếp sít nhau, mảnh, sau rời rõ, mọc men theo cuống.

Lớp sinh sản phủ trên bề mặt phiến, đảm hình chùy, có liệt bào trên bào tầng, hình trụ - hình thoi, có màng dày (metuloid), trong suốt, kích thước 28 – 38 x 12 – 15 m. Bào tử hình elip, kích thước 45 – 6 m, trong suốt.

Hệ sợi lưỡng dạng (dimitic), gồm sợi nguyên thủy có vách ngăn, có khóa và hệ sợi cứng phân nhánh, màng khá dày, đường kính khoảng 3,5 – 5,5 m. Mọc trên

Hình 3.1. Panus rudis

thân cây gỗ, thường thấy trên cây gỗ mục đổ ngã trong rừng (gây mục trắng mạnh), thành từng đám chi chít vào mùa mưa nóng ẩm, nơi thường lộ sáng.

Dẫn liệu phân tích genes (rDNA) đã chỉ rõ Panus s.str. rất chặt chẽ trong 3 loài: P. conchatus (= P. lecomtei), P. fulvusP. rudis. Riêng Panus rudis lại rất gần gũi Letinus tigrinus và các nhóm Polypore: Ganoderma, Trametes,

Bjerkandera, Fomitopsis, Polyporus, Ceriporia, Phlebia, Dentocortitium,

Daedalea, Laetiporus, Sparassis, Meripilus, Phaeolus, Antrodia, và Albatrellus,… và khá cách biệt với Pleurotus (Hibbett et al., 1997). Nghĩa là việc tách Pleurotus,

Lentinula (hệ sợi đồng nhất – monomitic) khỏi Lentinus (hệ sợi lưỡng dạng – dimitic) là đúng đắn.

Quá trình sinh sản hữu tính ở loài này (nếu Panus lecomtei được dùng như tên đồng nghĩa – synonym của Panus rudis) được đặc biệt khảo cứu và cũng tương đồng với Lentinus tigrinus. Hibbett et al. (1994) đã xác định quá trình mitosis sau meiosis (postmeiosis) ở 2 loài này rất giống nhau: Cứ từng cặp thì có 1 nhân quay ngược trở lại đảm, nên bào tử đảm phát tán là đơn nhân (uninucleate) và đảm bào sẽ là tứ nhân (quadrinucleate). Điều này khác biệt với các loài Pleurotus. Nếu quy luật này là ổn định thì phải tính đến khả năng đưa Lentinus tigrinus vào Panus: như Corner đã làm: Panus tigrinus. Trong khi đó ở Lentinus lepideus (hoặc theo Redhead & Ginns, 1985 thì chính là Neolentinus lepideus) thì không có hiện tượng nhân quay lại đảm nên bào tử đảm phát tán ở dạng song hạch (binucleate) và đảm bào là không hạch (anucleate).

Dẫn liệu đặc trưng phân tử và nhân dù sao vẫn còn rất nghèo nàn. Nghiên cứu sâu hơn trên nhiều loài của PanusLentinus sẽ rất quan trọng để kiểm chứng những hiện tượng này và tiến gần hơn việc xác định giới hạn của các taxon và sắp xếp lại chúng.

3.1.2. Panus torulosus (Pers.: Fr.) Fr., Epicrisis: 397 (1838)

Loài này dễ gặp ở Bắc Bộ (Trịnh Tam Kiệt, 2001): Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên và Trung Bộ (Ngô Anh, 2004): Thừa Thiên – Huế, đến nay mới gặp ở Nam Việt Nam.

Dạng phễu nông, mọc thành cụm, tán nấm rộng, đường kính 4 – 13 cm, cuống dài 1 – 4 cm, rộng 0,5 – 2 cm, phiến men, trên bào tầng có liệt bào. Bào tử

Hình 3.2. Panus torulosus

hình elip, kích thước 6 – 7x3 µm. Thường mọc trên gỗ mục.

Loài này có cấu trúc thịt nấm dày, mềm, lông mịn và mềm. Hiện nay, trên thế giới đã nuôi trồng thành công loài nấm này và đã được sử dụng làm thực phẩm rất phổ biến.

Hình 3.3. Panus fulvus var. fulvus 3.1.3. Panus fulvus var. fulvus

Tán nấm đường kính dao động ~5 – 17 cm, khá cứng rắn, dạng phễu sâu với đường mép uốn lượn cong ít nhiều. Thoáng trông giống như loa kèn màu nâu thịt – nâu hồng, chất như gỗ, dai. Bề mặt tán sáng nâu hoặc ngả sẫm nâu tối, khá thô ráp với các đám lông khá dài, túm vào nhau, đôi khi có phủ lông tơ khô, tỏa tròn đều, không có hằn tia hay phân vùng. Mép tán mỏng, hơi sắc, nhẵn, không xếp nếp.

Lớp thịt nấm không dày 2,5 – 3,5 mm, màu nâu gỗ lợt, chỉ dày hơn ở phần tiếp giáp với cuống (phần trung tâm phễu), tới 5 – 6 mm, mỏng dần khi ra phía mép tán.

Hệ sợi mô nấm dạng 2 kiểu (dimitic), phân nhánh, có khóa và thành mỏng. Phiến nấm khá mỏng, phủ lông mịn, chạy tỏa đều từ mép tán xuống sâu theo cuống – dạng phiến men khá rõ. Phần men theo cuống phủ lớp lông nâu đen thẫm – nâu chocolate vàng đậm rất đặc sắc ở cuống. Bề ngang phiến dày khá rõ ~0,7 – 1,2 mm, phủ lông nâu mịn – nâu gỗ như hình vẽ đặc tả của Corner (1981).

Bào tử đảm rất nhỏ, hầu như trong suốt, chỉ có ít giọt nội chất sáng màu hình tròn, nhỏ, hình ellip kéo dài, kích thước ~3,5 – 4,8 x 2,5 – 3,2 m, vỏ mỏng, hơi cong, có mấu nhỏ vuốt nhọn ở một đầu (cuống đính trên tiểu bính).

Cuống nấm thô to, hầu như thẳng, không uốn cong, hình trụ dài ~6,2 – 9,6 cm, đường kính ~0,8 – 1,2 cm ở vùng gốc, hơi loe to ở phần tiếp giáp vào tán, rộng tới 1,2 – 1,6 cm, thuờng nằm ở trung tâm đáy phễu – đính trung tâm. Bề mặt cuống phủ lớp lông thô dày đặc màu nâu đen – nâu chocolate sẫm, làm tách biệt rất rõ với phần loe tán ở trên.

3.1.4. Panus fulvus var. similis

Tán nấm đường kính dao động ~5-12 cm, khá cứng rắn, dạng phễu sâu với đường mép uốn lượn cong ít nhiều. Thoáng trông giống như loa kèn màu nâu thịt – nâu hồng, chất như gỗ, dai. Bề mặt tán sáng nâu hoặc ngả sẫm nâu tối, khá nhẵn mịn, đôi khi có phủ lông tơ khô, tỏa tròn đều, không có hằn tia hay phân vùng. Mép tán mỏng, hơi sắc, nhẵn, không xếp nếp.

Lớp thịt nấm không dày 2,5-3,5 mm, màu nâu gỗ lợt, chỉ dày hơi ở phần tiếp giáp với cuống (phần trung tâm phễu), tới 5-6 mm, mỏng dần khi ra phía mép tán.

Hình 3.4. Panus fulvus var. similis

Phiến nấm khá dày phủ lông mịn, chạy tỏa đều từ mép tán xuống sâu theo cuống – dạng phiến men khá rõ. Phần men theo cuống phủ lớp lông nâu đen thẫm – nâu Chocolate đậm rất đặc sắc ở cuống. Bề ngang phiến dày khá rõ ~1-1,5 mm, phủ lông nâu hồng – nâu gỗ như hình vẽ đặc tả của Corner (1981).

Bào tử đảm rất nhỏ, hầu như trong suốt, chỉ có ít giọt nội chất sáng màu hình tròn, nhỏ, hình ellip kéo dài, kích thước ~3.5-4.8x2.5-3.2 m, vỏ mỏng, hơi cong, có mấu nhỏ vuốt nhọn ở một đầu (cuống đính trên tiểu bính).

Cuống nấm thô to, hơi uốn cong, hình trụ dài ~2.2-6.6 cm, đường kính ~0.8- 1.8 cm ở vùng gốc, hơi loe to ở phần tiếp giáp vào tán, rộng tới 1.2 -1.7 cm, thường nằm ở trung tâm đáy phễu – đính trung tâm. Bề mặt cuống phủ lớp lông thô dày đặc màu nâu đen – nâu Chocolate sẫm, làm tách biệt rất rõ với phần loe tán ở trên.

3.1.5. Panus fulvus var. nudicolum

Tán nấm đường kính dao động ~5 – 11 cm, khá cứng rắn, dạng phễu sâu với đường mép nguyên, lượn cong ít nhiều. Thoáng trông giống như loa kèn màu nâu xám – nâu vàng, chất như gỗ, dai. Bề mặt tán sáng nâu hoặc ngả sẫm nâu tối, hõm sâu phủ đầy lông thô cứng dày đặc, đôi khi có phủ lông tơ khô, tỏa tròn đều, không có hằn tia hay phân vùng. Mép tán mỏng, hơi sắc, nhẵn, không xếp nếp.

Lớp thịt nấm không dày 2,5 – 3,5 mm, màu nâu gỗ lợt, chỉ dày hơn ở phần tiếp giáp với cuống (phần trung tâm phễu), tới 5 – 6 mm, mỏng dần khi ra phía mép tán.

Hệ sợi mô nấm dạng 2 kiểu (dimitic), phân nhánh, có khóa và thành mỏng. Phiến nấm khá mỏng, phủ lông mịn, chạy tỏa đều từ mép tán xuống sâu theo cuống – dạng phiến men khá rõ. Phần men theo cuống phủ lớp lông nâu vàng thẫm – nâu xám đậm rất đặc sắc ở cuống. Bề ngang phiến mỏng khá rõ ~0,5 – 0,9 mm, phủ lông nâu vàng – nâu gỗ như hình vẽ đặc tả của Corner (1981).

Bào tử đảm rất nhỏ, hầu như trong suốt, chỉ có ít giọt nội chất sáng màu hình tròn, nhỏ, hình ellip kéo dài, kích thước ~3,5 – 4,8 x 2,5 – 3,2 m, vỏ mỏng, hơi cong, có mấu nhỏ vuốt nhọn ở một đầu (cuống đính trên tiểu bính).

Hình 3.5. Panus fulvus var. nudicollum

Cuống nấm thường thẳng, ít khi hơi uốn cong, hình trụ dài ~4,6 – 8,6 cm, đường kính ~0,4 – 0,7 cm ở vùng gốc, hơi phình như một đế tròn, hơi loe to ở phần tiếp giáp vào tán, rộng tới 0,9 – 1,3 cm, thuờng nằm ở trung tâm đáy phễu – đính trung tâm. Bề mặt cuống phủ lớp lông thô dày đặc màu nâu đen – nâu xám sẫm, làm tách biệt rất rõ với phần loe tán ở trên.

3.1.6. Panus tenebrosus Corner

Mô tả loài Panus tenebrosus Corner = Lentinus tenebrosus (Corner) Pegler, com.nov.

Đây là loài duy nhất được Pegler (1981) xác lập làm chuẩn cho nhánh (section) thứ 15 trong chi Lentinus Pegler. Tuy nhiên chúng tôi theo quan điểm của Corner, duy trì loài này trong chi truyền thống Panus Fr.

Tán nấm đường kính dao động ~5 – 12 cm, khá cứng rắn, dạng phễu sâu với đường mép uốn lượn cong ít nhiều. Thoáng trông giống như loa kèn màu nâu thịt – nâu hồng, chất như gỗ, dai. Bề mặt tán sáng nâu hoặc ngả sẫm nâu tối, khá nhẵn mịn, đôi khi có phủ lông tơ khô, tỏa tròn đều, không có hằn tia hay phân vùng. Mép tán mỏng, hơi sắc, nhẵn, không xếp nếp.

Lớp thịt nấm không dày 2,5 – 3,5 mm, màu nâu gỗ lợt, chỉ dày hơn ở phần tiếp giáp với cuống (phần trung tâm phễu), tới 5 – 6 mm, mỏng dần khi ra phía mép tán.

Hệ sợi mô nấm dạng 2 kiểu (dimitic), phân nhánh, có khóa và thành mỏng. Phiến nấm khá dày phủ lông mịn, chạy tỏa đều từ mép tán xuống sâu theo cuống – dạng phiến men khá rõ. Phần men theo cuống phủ lớp lông nâu đen thẫm – nâu chocolate đậm rất đặc sắc ở cuống. Bề ngang phiến dày khá rõ ~1 – 1,5 mm, phủ lông nâu hồng – nâu gỗ như hình vẽ đặc tả của Corner (1981).

Bào tử đảm rất nhỏ, hầu như trong suốt, chỉ có ít giọt nội chất sáng màu hình tròn, nhỏ, hình ellip kéo dài, kích thước ~3,5 – 4,8 x 2,5 – 3,2 m, hơi cong, có mấu nhỏ vuốt nhọn ở một đầu (cuống đính trên tiểu bính).

Cuống nấm thô to, hơi uốn cong, hình trụ dài ~2,2 – 6,6 cm, đường kính ~0,8 – 1,8 cm ở vùng gốc, hơi loe to ở phần tiếp giáp vào tán, rộng tới 1,2 – 1,7 cm,

Hình 3.6. Panus tenebrosus Corner

thuờng nằm ở trung tâm đáy phễu – đính trung tâm. Bề mặt cuống phủ lớp lông thô dày đặc màu nâu đen – nâu chocolate sẫm, làm tách biệt rất rõ với phần loe tán ở trên.

Loài này được phát hiện thấy ở Australia, vùng Queensland, Cairns, vùng sông Johnstone và Corner xác định từ các bộ mẫu thu được ở quần đảo Solomon, vùng San Cristobal, sông Warahito và mẫu thu ở bán đảo Malay (Pahang), Malaysia và ở Papua New Guinea.

Nay lần đầu tiên được ghi nhận có ở Việt Nam, Vườn Quốc gia Cát Tiên, mở rộng khu phân bố có lẽ khắp Đông Nam Á nối sang Australia và vùng quần đảo Solomon, nam Thái Bình Dương.

3.2. KẾT QUẢ PHÂN LẬP GIỐNG VÀ NUÔI TRỒNG

3.2.1. Kết quả phân lập giống bằng phương pháp tách mô vô trùng

Nấm Panus tenebrosus dễ dàng được phân lập trên môi trường PGA cải tiến, các mẫu không bị nhiễm bắt đầu có sợi nấm bung ra. Sau một ngày kể từ khi cấy giống sợi nấm bắt đầu bung ra và bao phủ toàn bộ mẫu cấy, tuy nhiên các sợi nấm chưa bám vào bề mặt của môi trường, sang ngày thứ hai sợi nấm tiếp tục phát triển và ăn xuống bề mặt của môi trường, sợi nấm rất mảnh và thưa. Hệ sợi phát sinh dạng tơ bông trắng, những ngày sau hệ sợi phát triển rất mạnh, dày hơn, phát triển nhanh hơn. Sợi nấm tiếp tục phát triển đến khi lan hết bề mặt môi trường. Có trường hợp sợi nấm phát triển thành quả thể ngay trong ống nghiệm.

Như vậy chúng tôi đã phân lập thành công giống nấm Panus tenebrosus bằng phương pháp tách mô vô trùng từ quả thể. Kết quả cho thấy sợi nấm phát triển rất tốt, thích hợp phát triển trên môi trường PGA.

Từ những ống nghiệm đó ta tiến hành cấy chuyển liên tiếp trên môi trường PGA 2 – 3 lần. Sau khoảng 15 – 20 ngày thu được mẫu giống chuẩn cho loài Panus tenebrosus, sau lần cấy chuyển thứ 3 hoàn toàn sạch các khuẩn tạp nhiễm. Lựa chọn các ống giống ~ 6 –10 ngày tuổi, tơ nấm phát triển mạnh nhất cất trữ bảo quản trong tủ lạnh (5 – 80C) để bảo tồn nguồn gene phục vụ cho việc nuôi trồng và những nghiên cứu sau này.

Hình 3.7. Giống Panus tenebrosus thuần khiết 3.2.2. Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường thạch

Từ ống nghiệm chứa giống nấm thuần khiết đem cấy lên môi trường PGA để khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Panus tenebrosus tại nhiệt độ phòng (28 – 300C). Kết quả thu được như sau:

Nhận xét:

Sau một ngày kể từ khi cấy giống sợi nấm bắt đầu bung ra và bao phủ toàn bộ mẫu cấy, tuy nhiên các sợi nấm chưa bám vào bề mặt của môi trường, sang ngày thứ hai sợi nấm tiếp tục phát triển và ăn xuống bề mặt của môi trường. Về hình thái, sợi nấm rất mảnh và thưa, có hiện tượng sợi nấm vươn dài ra phía trước. Những ngày sau sợi nấm ở gần mẫu cấy bện chặt và dày hơn. Chúng tôi tiến hành khảo sát tốc độ lan tơ từ ngày thứ 4. Sau 14 ngày cấy giống vào môi trường thạch, sợi nấm ăn kín bề mặt môi trường, tổ chức sợi nấm có màu bông trắng, không còn thấy hiện tượng phân hóa về tổ chức như trước.

0 2 4 6 8 10 12 4 6 8 10 12 14 Thời gian (ngày) Đ dài tơ n m (cm) ng 1 Ống 2

Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn tốc độ phát triển của hệ sợi nấm trên môi trường PGA

Qua bảng biểu đồ trên ta nhận thấy tốc độ lan tơ của nấm ở 2 ống nghiệm những ngày đầu xấp xỉ như nhau, sợi nấm phát triển chậm, những ngày sau thì tốc độ lan tơ của nấm ở 2 ống nghiệm có sự khác nhau tuy nhiên sự sai khác đó không nhiều, từ ngày thứ 6 – 10 sợi nấm tăng trưởng mạnh nhất, trung bình khoảng ~1cm/ngày. Cần chú ý rằng nấm phát triển trong pha sợi rất kỵ ánh sáng, sợi nấm tiếp xúc nhiều với ánh sáng đặc biệt là ánh sáng trực tiếp từ mặt trời thì sợi nấm ngả vàng rất nhanh, đây là một hình thức tự bảo vệ của sợi nấm trước các bức xạ của ánh sáng mặt trời. Từ đó chúng tôi đề nghị rằng khi nhân giống nấm P. tenebrosus

thì phải để trong tối, không được để ánh sáng trực tiếp chiếu vào và thời gian giữ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NẤM PHỄU LÔNG PANUS TENEBROSUS MỚI TÌM THẤY Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN (Trang 32 -32 )

×