MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NHÀ Ở, QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn (Trang 93)

TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NHÀ Ở, QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC VỤ ÁN LY HÔN

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hôn nhân gia đình và pháp luật liên quan

- Đối với Luật HN&GĐ năm 2000 về căn cứ xác định tài sản chung - tài sản riêng của vợ chồng cần bổ sung một số quy định sau:

+ Về quy định vợ chồng có quyền nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì ngoài việc phải lập thành văn bản theo Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000

thì cần quy định thêm: "Nếu trong trường hợp tài sản riêng đó đã được đưa

vào khai thác sử dụng chung trong một khoảng thời gian dài hoặc đã được sửa chữa, cải tạo, cơi nới mà tại thời điểm cải tạo cơi nới đó người có tài sản riêng

biết và vẫn tiếp tục để tài sản riêng được cải tạo cơi nới hoặc tài sản đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu có ghi tên của hai vợ chồng thì xem như người đó đã đống ý nhập tài sản riêng vào tài sản chung".

- Quy định của pháp luật liên quan phải rõ ràng, thống nhất:

+ Hòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế các vụ án ly hôn vì trên thực tiễn cho thấy rất nhiều gia đình đã đoàn tụ sau khi tiến hành hòa giải ở cơ sở. Chính vì vậy, để thống nhất quy định giữa Luật HN&GĐ năm 2000 và LĐĐ về hòa giải ở cơ sở thì Luật HN&GĐ năm 2000 cần sửa quy định 86 Luật

HN&GĐ năm 2000 như sau: "Hòa giải ở cơ sở là thủ tục bắt buộc khi vợ

chồng có yêu cầu ly hôn". Như vậy vừa tạo sự thống nhất về mặt pháp luật,

vừa hạn chế các vụ án ly hôn và thống nhất trong cách áp dụng giữa các Tòa án. + Đối với quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng liên quan đến nhà ở và quyền sử dụng đất.

Không nên tách rời quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở và quyền sử dụng đất như hiện nay. Mà theo tác giả cần thống nhất quy định pháp luật tại Điều 467 BLDS năm 2005 và Điều 93 Luật Nhà ở như sau:

"thời hiệu có hiệu lực của hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng nhà ở, và quyền

sử dụng đất là từ thời điểm hợp đồng được công chứng".

+ Quy định khái niệm đối với tài sản hình thành trong tương lai:

Pháp luật cần quy định thống nhất khái niệm "tài sản hình thành trong

tương lai". Tài sản hình thành trong tương lai chỉ nên hiểu theo hướng là tài sản đang trong quá trình hình thành, chưa hiện hữu tại thời điểm các bên thực hiện giao dịch dân sự. Nếu cho rằng tài sản hình thành trong tương lai gồm cả tài sản đã hiện hữu thì cần phải giới hạn trong một số loại tài sản nhất định như các căn hộ dự án đã xây xong nhưng chưa có giấy tờ sở hữu v.v... Không nên xem tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả các tài sản là bất động sản hoặc động sản đã tồn tại và được đưa vào sử dụng từ lâu nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu.

3.2.2. Hoàn thiện về mặt tổ chức và thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

Thứ nhất: Đảm bảo thực hiện đúng pháp luật và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc cung cấp thông tin về nhà đất.

- Xác nhận tình trạng hôn nhân có ý nghĩa rất lớn trong việc các bên làm thủ tục đăng ký sở hữu và Tòa án xác định tài sản riêng, tài sản chung trong quá trình giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất khi ly hôn. Do đó cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của UBND cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) trong việc xác nhận tình trạng hôn nhân cho đương sự và đảm bảo thống nhất trong cả nước thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02/06/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa văn phòng đăng ký nhà và đất với các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để nắm rõ nguồn gốc đất.

- Thực tiễn giải quyết tại TAND hiện nay, trong quá trình giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất trong vụ án ly hôn nói riêng và vụ án về đất đai nói chung thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất thiếu chính xác, không đúng thực tế. Khi giải quyết Tòa án căn cứ vào các giấy chứng nhận không đúng này nên đã ban hành quyết định trái pháp luật, làm mất lòng tin trong nhân dân, việc khiếu kiện ngày càng gia tăng. Do vậy, theo tác giả cần phải củng cố công tác đăng ký bất động sản đảm bảo độ chính xác cao. Việc này có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Tòa án mà còn thể hiện tính hiệu quả của hoạt động đăng ký bất động sản. Văn bản đăng ký bất động sản hay chứng thư xác nhận của cơ quan đăng ký bất động sản là một trong những căn cứ để xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và giá trị pháp lý của giao dịch dân sự. Như vậy sẽ giảm thiếu phức tạp trong quá trình giải quyết tranh chấp về nhà ở, quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.

- Trong quá trình giải quyết ly hôn của vợ chồng mà có tranh chấp về bất động sản thì thông tin về bất động sản là tài liệu, chứng cứ quan trọng để các bên đưa ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, là cơ sở để Tòa án xem xét phân chia tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định về cung cấp thông tin nhà, đất cho cá nhân, tổ chức và Tòa án khi có yêu cầu là cần thiết. Trước mắt, ở Việt Nam chưa áp dụng được hình thức công bố rộng rãi được tất cả các thông tin về nhà đất của tất cả các bất động sản như một số nước áp dụng thì nhà nước cần xây dựng quy định bắt buộc cung cấp thông tin về bất động sản mỗi khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Bên cạnh đó, cần đề cao trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin bất động sản về tính chính xác, trung thực và giá trị pháp lý của thông tin cung cấp.

Hồ sơ về bất động sản cần phải nhanh chóng được xây dựng, chỉnh lý thống nhất theo hướng số hóa ở tất cả các cấp hành chính và thông tin liên quan đến nhà, đất cần được vi tính hóa và cập nhật thường xuyên, kịp thời, giữa các cơ quan có liên quan để có thể dễ ràng tìm kiếm, sử dụng khi cần thiết.

Nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà ở và cơ quan quản lý đất đai. Tiến tới thống nhất cơ quan cung cấp thông tin về nhà, đất để có thể phát huy được tốt nhất hiệu quả của hệ thống đăng ký bất động sản và cung cấp thông tin về bất động sản.

Thứ hai: Nâng cao năng lực của cán bộ xét xử và nhận thức pháp luật của nhân dân.

- Tăng cường hơn nữa số lượng thẩm phán được bổ nhiệm. TANDTC cần thường xuyên rà soát đội ngũ Thẩm phán để xác định nhu cầu đào tạo, xác định tiêu chuẩn, điều kiện tuyển sinh, xác định thứ tự ưu tiên của từng khu vực để cân đối số lượng cần đào tạo đối với từng Tòa án địa phương.

- Nên giao chức năng đào tạo Thẩm phán cho TANDTC vì đào tạo nghiệp vụ phải gắn với thực tiễn và kinh nghiệm xét xử.

- Tăng cường hơn nữa hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ cho các thẩm phán trong cả nước và ban hành hướng dẫn chuyên môn của TANDTC trong việc giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất khi ly hôn để có sự thống nhất trong giải quyết giữa các cấp tòa án trên toàn quốc.

- Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các loại tranh chấp này, theo tác giả, ngành Tòa án cần xây dựng một đội ngũ thẩm phán chuyên trách cả về chuyên môn và nghiệp vụ xét xử về các vụ việc HN&GĐ và thành lập Tòa án HN&GĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra để nâng cao ý thức về pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng và pháp luật nói chung cho người dân thì cần phải cần phải tiếp tục thực hiện các công việc sau:

- Tiếp tục tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân dưới nhiều hình thức. Hiện nay, Nhà nước ta cũng đã và đang phổ biến pháp luật thông qua các chương trình trên truyền hình như: "Tòa tuyên án", Văn bản mới trong ngày; thông qua các phiên tòa lưu động, các Trung tâm trợ giúp pháp lý… Những hoạt động này đã mang lại hiệu quả nhất định, song so với tốc độ phát triển của xã hội và thế giới thì nhận thức của người dân về pháp luật còn kém và chưa đồng bộ.

Bên cạnh nâng cao năng lực của cán bộ xét xử để đảm bảo tốt việc giải quyết vụ án thì nhận thức pháp luật của người dân cũng phải được nâng cao. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến từng người dân, phát huy tốt vai trò của bộ phận tiếp dân tại các cơ quan nhà nước, các trang website, mục giải đáp thắc mắc mà hiện nay đã và đang xây dựng ở các cơ quan nhà nước.

Song cần phải nâng cao hiệu quả của các phương thức tuyên truyền này hơn nữa, không chỉ dừng lại ở hình thức mà cần phải giám sát để có được kết quả cao hơn. Chứ không nên dừng lại ở việc báo cáo kết quả để lấy thành tích.

Mặt khác, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật HN&GĐ chưa toàn diện, hầu như mới chỉ tập trung vào các qui định về kết hôn, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng, của cha mẹ và con, ly hôn... Theo tác giả, bên cạnh việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các qui định trên cần chú trọng đến việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các qui định của pháp luật về quyền sở hữu trong gia đình, quyền của người vợ, người phụ nữ liên quan đến tài sản đặc biệt là bất động sản. Nếu làm tốt việc này mới hạn chế các tranh chấp về tài sản nói chung và về nhà ở, quyền sử dụng đất nói riêng trong gia đình. Có như thế sự công bằng, bình đẳng, tiến bộ giữa vợ và chồng về sở hữu

KẾT LUẬN

Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, phong phú và phức tạp không chỉ bởi liên quan đến nhiều chế định khác nhau của pháp luật như: Luật HN&GĐ, LĐĐ, Luật nhà ở, BLDS mà còn phân tích đến khía cạnh thực thi pháp luật trên thực tiễn. Trong luận văn, tác giả đã cố gắng phân tích, làm sảng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn, từ đó rút ra một số kết luận như sau:

1) Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những quy định chặt chẽ, hợp lý đối với nguyên tắc và cách thức xử lý tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn cũng như các quy định có liên quan là tương đối đầy đủ và chặt chẽ, có hệ thống, đã tạo nên những cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động xét xử tại phiên tòa.

2) Qua nghiên cứu các quy định của Luật HN&GĐ về giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất khi ly hôn và các quy định có liên quan, cũng như liên hệ với thực tiễn thực thi pháp luật cho thấy, các quy định của pháp luật cần phải có những sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện hơn. Việc hoàn thiện pháp luật theo hướng:

- Quy định rõ thêm về trường hợp nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải bằng văn bản nhưng nếu trong trường hợp tài sản riêng đó đã được đưa vào khai thác sử dụng chung trong một khoảng thời gian dài hoặc đã được sửa chữa, cải tạo, cơi nới mà tại thời điểm cải tạo cơi nới đó người có tài sản riêng biết và vẫn tiếp tục để tài sản riêng được cải tạo cơi nới hoặc tài sản đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu có ghi tên của hai vợ chồng thì xem như người đó đã đống ý nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

- Quy định thống nhất về thủ tục hòa giải ở cơ sở giữa Luật HN&GĐ năm 2000 với LĐĐ năm 2003 là bắt buộc

- Bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho nhà ở và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là từ thời điểm hợp đồng được công chứng.

- Quy định khái niệm rõ ràng đối với tài sản hình thành trong tương lai. - Nâng cao hơn tổ chức và thi hành Luật HN&GĐ trong việc giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất khi ly hôn. Đồng thời, các quy định của pháp luật cũng phải tạo thêm những cơ sở pháp lý cần thiết, giúp Hội đồng xét xử có thể độc lập và chủ động hơn trong quá trình xét xử.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của người dân.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém về thực thi pháp luật, để việc giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất được thực hiện đúng đắn và đầy đủ, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự nói riêng và đảm bảo trật tự xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn (Trang 93)