NGUYÊN TẮC CHUNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ NHÀ Ở, QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn (Trang 32)

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN

1.2.1. Tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng đạt được trên cơ sở hòa giải

Khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó" [20]. Như vậy, tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng là nguyên tắc ưu tiên áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn. Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng tạo cơ sở pháp lý đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự định đoạt của vợ chồng về tài sản, tránh được những bất đồng sau ly hôn, tạo điều kiện cho công tác thi hành án dân sự cũng như sự ổn định cuộc sống cho các đương sự ngay sau khi ly hôn, góp phần phát huy sự đoàn kết trong nội bộ gia đình.

Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 11 Nghị định 70/2001/NĐ-CP, Điều 128, 129, 132 BLDS năm 2005, Tòa án sẽ không công nhận các thỏa thuận phân chia tài sản nếu thuộc một trong các thỏa thuận sau:

- Thỏa thuận đạt được do một bên bị cưỡng ép, bị lừa dối, hoặc xâm hại nghiêm trọng đến lợi ích chính đáng của người vợ và con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

- Thỏa thuận có liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của người khác và người này đã yêu cầu Tòa án không công nhận trường hợp đó;

- Thỏa thuận liên quan đến tài sản có được do hành vi trái pháp luật mà có;

- Thỏa thuận liên quan đến tài sản vợ chồng đang có tranh chấp hoặc chưa đủ căn cứ để xác lập quyền sở hữu;

- Thỏa thuận nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản;

- Thỏa thuận nếu trường hợp thực tế sẽ xâm hại đến quyền và lợi ích của những người khác và những người này yêu cầu không công nhận thỏa thuận của vợ chồng;

Ví dụ: Thỏa thuận của vợ chồng về nhà và đất nếu thể hiện trên thực tế có thể gây thiệt hại cho người có bất động sản liền kề…

- Thỏa thuận dựa trên mục đích ly hôn giả, vợ chồng yêu cầu được ly hôn không phải để chấm dứt hôn nhân nhanh mà để nhằm tẩu tán, phá tán tài sản, gây thiệt hại đến quyền lợi của người có quyền (chủ nợ).

Đối với những thỏa thuận này, ngoài việc tuyên bố không công nhận yêu cầu ly hôn mà Tòa án còn căn cứ vào tính chất, mục đích của hành vi vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Nguyên tắc chia đôi tài sản chung là nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng, bảo đảm quyền có chỗ ở cho các đương sự sau khi ly hôn

Khi ly hôn, nếu vợ chồng không thể tự thỏa thuận được vấn đề phân chia tài sản thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nguyên tắc chia tài sản đầu tiên mà Tòa án áp dụng khi các bên đương sự có yêu cầu giải quyết việc giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất là chia đôi tài sản chung. Theo điểm a Khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000:

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập [20].

Nguyên tắc của việc chia tài sản chung của vợ chồng là chia đôi vì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Bởi lẽ, khi hai bên nam nữ

tiến tới kết hôn là cùng một mục đích xây dựng gia đình riêng của hai người và đòi hỏi phải có một khối tài sản nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống của gia đình. Thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các con. Chính vì vậy, tài sản mà vợ chồng cùng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung. Do đó, khi hai bên có yêu cầu ly hôn thì tài sản đó phải được chia đôi. Cũng cần nói thêm rằng không phải lao động nào cũng được trả bằng một khoản tiền hoặc vật hiện hữu mà có thể định giá được như lao động của vợ, chồng

trong gia đình. Tuy nhiên nhân gian có câu "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ

ấm" nên lao động trong gia đình cũng là nhằm mục đích xây dựng gia đình

ấm no, chăm sóc con cái để người chồng hoặc người vợ có thời gian làm việc kiếm tiền nuôi sống gia đình. Bởi lẽ, gia đình được duy trì bởi hai yếu tố song hành là tình cảm và vật chất, trong đó vấn đề tình cảm là yếu tố quan trọng, vật chất là yếu tổ cần có của gia đình. Do đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên, pháp luật quy định lao động trong gia đình là lao động có thu nhập, khi ly hôn họ được chia tài sản chung.

Song, để đền bù, tính công bằng, sự phù hợp với nguyên tắc phân phối theo pháp luật, không phải mọi trường hợp khi giải quyết Tòa án đều chia đôi tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên, mà vẫn cần cân nhắc và xem xét đến "công sức" đóng góp hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên cho thấu tình đạt lý. Tòa án chỉ quyết định chia đôi tài sản chung của vợ chồng cho mỗi bên khi xét thấy công sức tạo lập, tăng tài sản chung của vợ chồng là ngang nhau.

Ngoài ra, dù đã ly hôn, mỗi người đều có quyền có chỗ ở, vì vậy trong quá trình giải quyết chia nhà ở, quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện chỗ ở cho mỗi bên, ổn định cuộc sống. Bất kỳ trong trường hợp nào cũng không được để vợ con ra khỏi nhà khi họ thực sự chưa có chỗ ở một cách thỏa đáng. Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên trong trường hợp chưa có biện pháp giải quyết riêng mỗi người một nơi thì pháp luật quy định các bên đương sự có quyền lưu cư, tức là vẫn phải để ở chung một nhà, sau đó qua

một thời gian thực tế (thời hạn tối đa là 6 tháng) hai bên sẽ tự bố trí sắp xếp ổn định hợp lý.

1.2.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên

Phụ nữ, trẻ em đặc biệt là trẻ em chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động luôn là đối tượng được Nhà nước và xã hội bảo vệ. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, chính vì vậy, khi một mái ấm bị đổ vỡ thì Nhà nước và xã hội ưu tiên bảo vệ những đối tượng trên. Điều này được thể chế hóa tại các quy định của pháp luật, cụ thể là trong Luật HN&GĐ năm 2000:

Điểm b Khoản 2 Điều 95 quy định: "b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" [20].

Nguyên tắc này nhằm xóa bỏ triệt để quan niệm của chế độ HN&GĐ phong kiến trước đây về coi rẻ quyền lợi của người phụ nữ, sự phân biệt con trai con gái. Khi xã hội không còn chế độ phong kiến nữa, địa vị của người phụ nữ trong xã hội được nâng cao và được pháp luật bảo vệ. Trong đó quyền lợi của người phụ nữ và con cái khi ly hôn được bảo đảm hơn. Điều này thể hiện rõ qua Chỉ thị số 69/TAND do TANDTC ban hành ngày 24/12/1979 về việc giải quyết vấn đề nhà, đảm bảo chỗ ở cho các đương sự sau khi ly hôn. Tuy nhiên văn bản này chưa được áp dụng hiệu quả trên thực tiễn bởi hoàn cảnh xã hội và những quy định của pháp luật liên quan còn chưa đồng bộ. Song điều đó cũng đã cho thấy vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em được nhà nước xem trọng. Tuy nhiên, Chỉ thị cũng đã nêu lên một số trường hợp cần phải điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ như sau:

Có những trường hợp người vợ đã lớn tuổi suốt cả thời gian dài đã góp nhiều công sức vào việc xây dựng, duy trì sửa chữa nhà

cửa, nhưng đến khi ly hôn chỉ được nhận một số tiền đền bù công sức không đủ tạo lập được chỗ ở mới. Do đó, có số chị em đông con nhỏ phải ra ở nhờ nhà kho của hợp tác xã và trường học, thậm chí có chị bồng con ở quán chợ... Cũng có trường hợp bên cha mẹ chồng giúp cho con làm nhà ở riêng, lúc bình thường không có vấn đề gì nhưng khi con ly hôn, cha mẹ chồng lại coi là nhà của mình để đòi lại, người con dâu phải ra ở chỗ khác. Có trường hợp hai vợ chồng có nhà riêng nhưng người chồng thoát ly công tác, người vợ làm nông nghiệp ở địa phương và nuôi con chung nhưng không được chia nhà với lý do nhà đó làm trên đất nhà chồng; xung quanh là họ hàng nhà chồng. Ở các tỉnh miền Nam (trừ các tỉnh Tây Nguyên), hầu hết các vụ ly hôn, người phụ nữ đều trở về nhà cha mẹ đẻ, hoặc tìm chỗ khác nên cũng có một số chị em thực tế có khó khăn về chỗ ở, nhất là khi chị em phải nuôi con chung [28]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể chế hóa thành một trong những nguyên tắc bắt buộc mà Tòa án phải tuân thủ trong quá trình giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Ngoài ra, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định rõ ràng về đối tượng được bảo vệ gồm: Vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải dựa trên cơ sở pháp lý, tránh tùy tiện. Tòa án có thể kết hợp trong việc chia tài sản cụ thể.

Ví dụ: Vợ chồng có 01 căn nhà và đất ở khu đô thị và 01 căn nhà cấp 4 cũ ở khu nông thôn. Khi hai vợ chồng ly hôn và yêu cầu Tòa án phân chia nhà đất thì khi xem xét, Tòa án xét thấy cả hai bên vợ chồng đều có yêu cầu cấp

bách về chỗ ở bởi cả hai cùng đang sinh sống và làm việc ở khu đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình ly hôn người vợ khai nhận vợ chồng có 1 người con đã thành viên nhưng bị tàn tật và người vợ nhận được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi của người con thì tòa án phân chia căn nhà và đất ở khu đô thị cho người vợ, còn căn nhà cấp 4 cũ ở khu nông thôn cho người chồng và người vợ có trách nhiệm trả cho người chồng phần chênh lệch giá trị (nếu có). Nhưng trong trường hợp trên, nếu không có cơ sở pháp lý về việc người con đang bị tàn tật thì Tòa án sẽ không xem xét việc ưu tiên người vợ trong việc chia nhà mà Tòa án sẽ chia đôi tài sản chung của vợ chồng theo quy định.

1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm tính năng công dụng của nhà ở và quyền sử dụng đất; bảo đảm lợi ích chính đáng của sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp

+ Điểm c Khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Bảo

vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp

để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập" [20].

Một trong những nguyên tắc quan trọng mà tòa án cần phải tuân thủ khi xem xét để phân chia tài sản chung của vợ chồng đó là nguyên tắc bảo đảm tính năng công dụng của tài sản. Bởi lẽ, việc đảm bảo tính năng công dụng của tài sản không chỉ đảm bảo lợi ích chính đáng của sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp của mỗi bên mà còn đảm bảo đúng mục đích sử dụng theo quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng đất.

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng và không có nghĩa là chấm dứt các mối quan hệ xã hội khác của vợ chồng đặc biệt là quan hệ về lao động việc làm. Do đó, khi phân chia tài sản, Tòa án cần phải xem xét đến nghề nghiệp các bên để có sự phân chia hợp lý nhằm đảm bảo sự ổn định trong phát triển nghề nghiệp của các bên đặc biệt trong trường hợp tài sản đó có liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp của người đó.

Ví dụ: Hai vợ chồng có 01 căn nhà cấp 4 và 01 cửa hàng sản xuất đồ mộc. Người chồng làm thợ mộc và hiện đang sản xuất kinh doanh tại của hàng. Người vợ làm giáo viên. Khi ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đến nghề nghiệp của các bên và phân chia căn nhà cấp 4 cho người vợ và cửa hàng sản xuất đồ mộc cho người chồng nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của người chồng.

Mặt khác, có những trường hợp mặc dù pháp luật không quy định nhưng trong cuộc sống vẫn tồn tại trình trạng ly thân giữa hai vợ chồng. Đối với những cặp vợ chồng có nhiều nhà đất mà trước khi ly hôn họ có thời gian ly thân thì thông thường mỗi người đã ở một địa điểm mà họ cho là hợp lý. Ví dụ: Người chồng làm dược sĩ và mở cửa hàng kinh doanh thuốc, người vợ làm giáo viên. Tuy nhiên trong quá trình sống họ có mâu thuẫn nên hai bên tạm thời ly thân. Trong thời gian ly thân, người chồng vẫn sống ở ngôi nhà cũ để kinh doanh và người vợ thì sống tại căn nhà khác của hai vợ chồng. Sau một thời gian ly thân hai vợ chồng quyết định ly hôn, thì lúc này để đảm bảo cho việc kinh doanh của người chồng và phù hợp với thời gian mà hai vợ chồng ly thân thì tòa án sẽ phân chia người chồng được ở căn nhà có cửa hàng thuốc còn người vợ vẫn ở ngôi nhà đang ở.

Thực tế có những vụ án Tòa án đã chia nhà đất không hợp lý, dẫn đến khó khăn cho việc sử dụng, làm ăn, buôn bán… của vợ, chồng. Ví dụ như trường hợp vợ ở trong nước kinh doanh quán ăn tại nhà, đã kinh doanh ổn định rất nhiều năm, trong khi người chồng đang làm ăn sinh sống tại nước ngoài nhưng khi vợ chồng ly hôn, Tòa án cấp sơ thẩm lại chia cho người chồng ngôi nhà có quán ăn, còn vợ ở ngôi nhà khác.

Do đó, khi chia tài sản chung của vợ chồng thì trước tiền Tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc chia đôi, nhưng để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho các bên pháp luật quy định Tòa án cũng phải xem xét đến nguyên tắc bảo đảm tính năng công dụng của nhà ở và quyền sử dụng đất; bảo đảm lợi ích chính đáng của sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp.

1.2.5. Nguyên tắc chia tài sản bằng hiện vật hoặc theo giá trị

Nhà ở và quyền sử dụng đất là tài sản hữu hình và có thể phân chia bằng hiện vật, tuy nhiên vì tài sản này mang tính chất đồng bộ, thống nhất nên

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn (Trang 32)