Thực tiễn hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 53)

Hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn (CDGNL) chủ yếu đƣợc biểu hiện qua các vi phạm liên quan đến chỉ dẫn thƣơng mại (tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn

54

hàng hoá, chỉ dẫn địa lý). Thực tế cạnh tranh cho thấy, không chỉ trƣớc đây (trƣớc khi ban hành Luật Cạnh Tranh 2004) mà hiện nay, các vi phạm này vẫn khá phổ biến, ngày càng tinh vi hơn, thể hiện dƣới nhiều dạng, trong đó tập trung vào hành vi gây nhầm lẫn về tên gọi, xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp.

Hành vi gây nhầm lẫn về tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý: Các

hành vi CTKLM xâm phạm đến tên gọi xuất xứ hàng hoá tuy chƣa phổ biến so với nhiều loại hành vi không lành mạnh khác, nhƣng cũng không phải là hiếm, tập trung vào những địa danh có "đặc sản nổi tiếng riêng có", điển hình là tên gọi xuất xứ "Gạo tám thơm Hải Hậu" đƣợc in trên bao bì của nhiều loại gạo không có xuất xứ từ huyện Hải Hậu của tỉnh Nam Định; hay trƣờng hợp sử dụng CDGNL về xuất xứ hàng hoá của Công ty TNHH Young Titan (Đài Loan) đối với hai sản phẩm rƣợu Wisky Royal Reserve Old 21 Rare Premium sản xuất tại Mỹ và rƣợu Wisky pha chế Crowley sản xuất tại Pháp với nhãn hiệu và bao bì là "Scotch Wisky" bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Những chỉ dẫn địa lý có danh tiếng lâu năm trên thị trƣờng thế giới nhƣ Made in Japan, Made in USA, Made in Italy, Made in UK, Made in Korea v.v.. cũng thƣờng bị lợi dụng sử dụng để gắn vào các sản phẩm đƣợc sản xuất tại Việt Nam, đánh vào tâm lý sính đồ ngoại của đa số ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Các sản phẩm sử dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn này thƣờng rất đa dạng từ quần áo, nồi cơm điện cho đến mỹ phẩm, giày dép…

Hành vi gây nhầm lẫn về nhãn hiệu hàng hoá (hàng nhái), bao bì, kiểu

dáng công nghiệp: Có thể nói đây là các hành vi vi phạm rất phổ biến và cũng

khá đa dạng trên thị trƣờng. Hành vi gây nhầm lẫn về nhãn hiệu hàng hoá đều tập trung vào những nhãn hiệu nổi tiếng, vì đây đƣợc coi là một lợi thế kinh doanh đặc biệt quan trọng, tạo nên lợi thế so sánh về sản phẩm. Các sản phẩm bị sử dụng chỉ dẫn dễ gây nhầm lẫn về nhãn hiệu rất đa dạng từ nƣớc uống,

55

bột giặt, máy móc cho đến dƣợc phẩm v.v.. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của nƣớc khoáng Lavie hiện đang có rất nhiều "anh em đồng hao" nhƣ: Lavile, Lavige, La vise; sản phẩm thuốc Decolgen (của Công ty dƣợc phẩm Philipines) đến nay đã có 7 nhãn hiệu tƣơng tự: Decoagen, Debacongen, Devicongen… với mẫu mã viên thuốc cũng đƣợc dập hình thoi nổi giống hệt;…

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 53)