tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ
Việc cụ thể hóa và hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật là yếu tố cần thiết. Song, để có thể áp dụng các quy định đó một cách hiệu quả, theo chúng tôi, cần có một số biện pháp sau:
75
Một là, phải tăng cƣờng hơn nữa việc tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật; động viên và phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT; đƣa nội dung giáo dục vào nhà trƣờng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về SHTT trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể kết hợp với các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Từ đó, xây dựng ý thức, trách nhiệm của ngƣời dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và chống CTKLM liên quan đến SHTT nói riêng.
Để có một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh và đáp ứng đƣợc các yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, chỉ xây dựng pháp luật tốt thôi chƣa đủ mà để thực hiện đƣợc còn tùy thuộc rất nhiều vào ý thức áp dụng pháp luật của ngƣời dân, ý thức thực hiện và thi hành luật của các cơ quan có trách nhiệm. Chúng ta không thể đòi hỏi một trật tự pháp luật khi ngƣời dân còn chƣa có ý thức về hành vi pháp luật của mình. Khi ngƣời dân chƣa có ý thức, hoặc ý thức không đầy đủ về những quy định cụ thể của hệ thống pháp luật nói chung và luật chống hành vi CTKLM nói riêng không chỉ gây khó khăn cho nhà chức trách khi phải xử lý vụ việc mà còn gây tổn thất cho chính cá nhân hoặc doanh nghiệp đó.
Hai là, tăng cƣờng năng lực của hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật. + Hoàn thiện tổ chức, hoạt động của hệ thống tòa án: Hiệu quả của công tác bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở nƣớc ta chƣa cao, chƣa ngang tầm với những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn. Cần nghiên cứu áp dụng thủ tục xét xử rút gọn trong giải quyết các vụ liên quan tới SHTT tại tòa án nhằm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan và chú trọng việc tăng cƣờng thẩm quyền và năng lực của tòa án trong hoạt động xét xử giải quyết các vụ án xâm phạm quyền SHTT.
76
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc giải quyết các vụ án xâm phạm quyền SHTT của các tòa án còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Các thẩm phán mới chỉ đƣợc đào tạo chuyên môn pháp lý, chƣa có sự am hiểu sâu trong lĩnh vực SHTT. Chính vì vậy, họ khó có sự đánh giá chính xác trong việc giải quyết các vụ án xâm phạm SHTT. Do vậy, Tòa án Việt Nam cần sớm có những cải cách cần thiết trong hệ thống tổ chức tòa án theo hƣớng thành lập tòa án chuyên trách trong việc giải quyết các vụ kiện xâm phạm SHTT. Nhƣng muốn thực hiện đƣợc điều này cần phải có quy định liên quan tới trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong lĩnh vực thực thi quyền SHTT.
+ Hoàn thiện tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý thị trƣờng, các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
Thực tế hiện nay, các cơ quan này đều thiếu kinh nghiệm và nguồn lực để điều tra và xử lý các vi phạm quyền SHTT ở Việt Nam, đặt biệt trong lĩnh vực quyền tác giả và nhãn hiệu hàng hóa. Do đó, phải nâng cao năng lực và trau dồi kinh nghiệm và tăng cƣờng nhân lực, cũng nhƣ cơ sở vật chất cho các cơ quan này.
Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc về SHTT nhằm tránh sự chồng chéo trong việc thực thi pháp luật, đồng thời không bỏ sót các vi phạm. Muốn vậy, các cơ quan chức năng cần hoàn chỉnh quy chế phối hợp đồng thời có chƣơng trình và mục tiêu phối hợp cho từng thời gian.
+ Đối với các cơ quan thực thi quyền SHTT khác cũng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thực thi nhƣ mở các khóa đào tạo chuyên sâu, huấn luyện nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc phát triển và cung cấp trang thiết bị cần thiết cho các cơ quan thực thi thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cần tạo ra tính định hƣớng, thống nhất trong hoạt động thực thi quyền SHTT và tạo cơ sở pháp lý cho mối quan hệ giƣa chủ thể hƣởng quyền và các cơ quan thực thi có thẩm
77
quyền. Tuy nhiên, việc hoàn thiện cơ chế phối hợp phải dựa trên các nguyên tắc nhƣ: Đảm bảo tính hệ thống của bộ máy thực thi trên cơ sở phân công và hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức (bao gồm cả cơ quan nhà nƣớc, tổ chức phi chính phủ và tƣ nhân); Đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế, Ngoài ra chúng ta phải giảm bớt sự chồng chéo hiện nay bằng cách thành lập một cơ quan đầu mối có chức năng tiếp cận toàn bộ các yêu cầu liên quan đến việc bảo vệ quyền SHTT từ đó đề xuất cơ quan xử lý, biện pháp xử lý, giải quyết và gửi hồ sơ xử lý cho các cơ quan có thẩm quyền.
Và cuối cùng là, trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về CTKLM, cơ quan thực thi luôn phải đảm bảo tính cân bằng. Một mặt giữ đƣợc sự ổn định và lành mạnh của thị trƣờng, mặt khác không làm hạn chế khả năng và động lực sáng tạo, phát triển trong kinh doanh của doanh nghiệp, với mục đích cuối cùng không phải là ngăn cản, trừng phạt các trƣờng hợp cá biệt, mà hƣớng tới việc tạo dựng môi trƣờng cạnh tranh hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
78
KẾT LUẬN
Pháp luật về CTKLM có lịch sử phát triển lâu dài và có một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trƣờng. Bộ phận pháp luật này có những đặc thù về phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng điều chỉnh, phƣơng pháp điều chỉnh và mặc dù hiện nay tồn tại nhƣ một chế định của pháp luật cạnh tranh trong pháp luật nhiều nƣớc, nó vấn có sự gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với các lĩnh vực pháp luật khác, đặc biệt là pháp luật về SHTT về bảo vệ ngƣời tiêu dùng.
Mặc dù còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc làm rõ và trong mối quan hệ với luật cạnh tranh - luật chung điều chỉnh lĩnh vực cạnh tranh vẫn còn những điểm chƣa thống nhất, và dù cho hƣớng tiếp cận trong việc điều chỉnh hành vi CTKLM liên quan đến SHCN trong luật SHTT là khác với hƣớng tiếp cận của công ƣớc Paris, nhƣng các quy định của luật SHTT 2005 về hành vi CTKLM vẫn đóng một vai trò rất quan trọng và khá tƣơng thích với các quy định của công ƣớc Paris về bảo hộ quyền SHCN và các hiệp ƣớc khác. Việc quy định các hành vi CTKLM liên quan đến SHTT đã cùng với các quy định của luật cạnh tranh góp phần tạo một hành lang pháp lý vững chắc nhằm ngăn chặn các hành vi CTKLM và đảm bảo một thị trƣờng cạnh tranh trong sáng và đảm bảo quyền tự do cạnh tranh của các chủ thể. Đồng thời các quy định về hành vi CTKLM trong luật SHTT đã giúp bảo hộ một cách hiệu quả hơn quyền SHCN của các chủ thể quyền. Và việc tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc để ngăn chặn hành vi CTKLM liên quan đến SHCN sẽ góp phần cho sự phát triển chung của thị trƣờng cạnh tranh và tránh sự xung đột pháp luật với pháp luật của các quốc gia khác, giúp phát triển hơn nữa các quan hệ thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo các quy định này có thể có hiệu quả trên thực tế và đảm bảo sự áp dụng thống nhất các quy định này và đảm
79
bảo cho việc nhận diện các hành vi CTKLM đang diễn ra ngày càng phức tạp thì cần có các quy định để làm rõ hơn các quy định về các hành vi CTKLM này. Bên cạnh đó thì để đảm bảo có thể ngăn chặn các hành vi cạnh vi CTKLM liên quan đến SHCN này một cách hiệu quả thì cần có nhiều biện pháp để nâng cao ý thức giác ngộ của các chủ thể kinh doanh, nhận thức của ngƣời tiêu dùng và trình độ của các cơ quan áp dụng pháp luật.
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cơ bản để điều chỉnh CTKLM, tuy nhiên hiện chƣa đủ để đáp ứng các yêu cầu ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo vệ môi trƣờng cạnh tranh, quyền lợi của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Kinh nghiệm của các quốc gia đi trƣớc cho thấy việc điều chỉnh CTKLM cần có một cơ chế mở và linh hoạt để thích ứng với những diễn biến đa dạng và liên tục của thị trƣờng. Do đó Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật về CTKLM theo hai hƣớng: một mặt xây dựng các quy định cụ thể hoá tiêu chí đánh giá và dạng biểu hiện của hành vi CTKLM, mặt khác tăng thẩm quyền cho cơ quan xử lý, có thể là cơ quan cạnh tranh hay toà án, trong việc đánh giá, kết luận về tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, để có thể chủ động xử lý hiệu quả các vụ việc về CTKLM trên thực tế.
Có thể nói, trong vòng 50 năm qua, kể từ khi nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời, chƣa bao giờ chúng ta có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ và hoàn chỉnh nhƣ hiện nay. Đây không chỉ là nhận xét của các chuyên gia pháp luật trong nƣớc mà còn là sự thừa nhận của rất nhiều luật gia trên thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực SHTT, chúng ta vừa có Bộ luật dân sự 2005, luật SHTT 2005 với các quy định khá đầy đủ về các đối tƣợng SHTT, chúng ta có thể hy vọng rằng đây là môi trƣờng thuận lợi và ổn định cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho sự đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta còn gặp một số khó khăn do các quy định của pháp luật còn chƣa thống nhất và rõ ràng. Chính vì
80
vậy, những năm sắp tới, để có thể hòa chung với nền kinh tế thế giới thì những khó khăn này cần phải đƣợc khắc phục, cần sớm có phƣơng thức giải quyết nhanh chóng và hợp lý. Có nhƣ vậy, chúng ta mới tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi và ổn định hơn nữa cho sự phát triển xã hội, nhất là trong cộng đồng các doanh nghiệp.
81