Thực trạng áp dụng các quy định chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 69)

mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ

Để đánh giá khách quan việc áp dụng các quy định chống CTKLM liên quan đến luật SHTT, chúng tôi xin trích dẫn một vài số liệu sau:

Báo thể thao văn hoá trong phần mạn đàm, tác giả Hoàng Thu đã đƣa ra

những con số nhƣ sau: “Việt Nam là một trong những nƣớc…dẫn đầu thế giới vi phạm Bản quyền phần mềm (theo thống kê của BSA, trong nhiều năm qua, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam luôn ở mức trên 90%). Tổn thất mà ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam phải gánh chịu là khoảng 49 triệu USD/năm. Vi phạm bản quyền phần mềm không chỉ ảnh hƣởng đến kinh tế, thất thu thuế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập của những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực phần mềm mà còn khiến các doanh nghiệp nƣớc ngoài rất ngần ngại đầu tƣ phát triển phần mềm ở Việt Nam. Hãng Nghiên cứu thị trƣờng IDC cho rằng, nếu hạ tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm xuống 84% còn có thể tạo thêm 3.000 việc làm mới, mỗi năm đem lại cho nền kinh tế thêm 750 triệu USD và bổ sung 31 triệu USD tiền thuế cho ngân sách Nhà nƣớc.

Con số đó chƣa đáng kể bằng con số theo báo cáo cho đến nay, số lƣợng các vụ khiếu kiện về quyết định hành chính liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp mới chỉ có ba vụ, trong đó có hai vụ đã kết thúc với kết quả là quyết định của Cục Sở hữu công nghiệp đƣợc giữ nguyên và Toà đã bác đơn khởi kiện, một vụ chỉ mới bắt đầu. Do vậy, có thể nói rằng, so với hàng nghìn đơn khiếu nại đã đƣợc các cơ quan hành chính (chủ yếu là Cục sở hữu công nghiệp, một phần nhỏ là Bộ Khoa học và Công nghệ) thụ lý và giải quyết, thì con số nêu trên cho thấy, sự tham gia của toà án vào công việc này

70

là rất không đáng kể, có thể nói là, Toà án không đóng một vai trò nào trong quá trình xác lập quyền, mặc dù đƣợc pháp luật quy định.

Qua đó, chúng tôi thấy tình hình vi phạm các quy định về chống CTKLM liên quan đến SHTT ngày càng trở nên phức tạp hơn cả về mặt số lƣợng và tính chất của từng vụ. Đồng thời, các hành vi CTKLM cũng rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, từ việc bản quyền phần mềm, tên miền, đăng kí các nhãn hiệu hàng hóa tƣơng tự nhau đến các tranh chấp về bản quyền tác giả…Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi này đang gặp nhiều khó khăn khiến việc thực thi pháp luật chống CTKLM liên quan đến SHTT chƣa đạt đƣợc hiệu quả đáng kể. Đã có tới hơn 90% các vụ đƣợc xử lý bằng biện pháp hành chính. Rất ít trƣờng hợp vi phạm bị kiện ra tòa. Nguyên nhân lớn nhất chính là từ phía các doanh nghiệp, chúng ta vẫn chƣa ý thức hết đƣợc lợi ích của việc bảo vệ SHTT, hầu hết các doanh nghiệp đều ngại khiếu kiện ra tòa do tốn kém tiền bạc, thời gian, thủ tục phức tạp.

Vậy nguyên nhân nào dẫn tới việc áp dụng Luật SHTT 2005 gặp nhiều vƣớng mắc. Theo chúng tôi, có một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do sự thiếu chủ động hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam.

Không ít doanh nghiệp chƣa chủ động trong việc tự bảo vệ tài sản cho chính mình. Rất nhiều doanh nghiệp thờ ơ, thậm chí không muốn dính dáng đến việc kiện tụng khi có tranh chấp với lý do đơn giản là ngại tốn kém, ngại ảnh hƣởng đến uy tín…

Thứ hai, lực lƣợng thực thi nhiều nhƣng chống chéo và thiếu sự phối

hợp. Trình độ của một số cán bộ thực thi quyền SHTT chƣa cao, nhận định, xử phạt còn lúng túng.

Thứ ba, Việt Nam chƣa có cơ quan giám định về SHTT chính thức dẫn

đến việc giám định về SHTT còn gặp nhiều khó khăn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp.

71

Hiện nay, chúng ta chỉ có một cơ quan giám định duy nhất, đó là viện Khoa học SHTT. Với nhân lực đang còn ít không thể giải quyết hết những vụ vi phạm diễn ra ngày càng nhiều trên cả nƣớc. Việc xã hội hóa khâu giám định (đang đƣợc áp dụng) đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ quan giám định ở khắp nơi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu giám định. Giám định tốt sẽ cải thiện đƣợc vi phạm. Giám định kịp thời, nhanh chóng giúp cơ quan thực thi thực hiện tốt công việc.

Thứ tư, việc xử phạt các hành vi CTKLM có liên quan đến SHTT còn

quá thiên về xử phạt hành chính mà không có (hoặc có ít) các biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn các hành vi này tái diễn.

Và nguyên nhân cuối cùng, chúng tôi cho rằng các quy định và các chế

tài xử phạt của Việt Nam còn lỏng lẻo và có nhiều bất cập. Chẳng hạn, một số bất cập về quyền tác giả, quyền liên quan…

Một phần của tài liệu Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 69)