Trong nền kinh tế thị trƣờng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố mang tính kinh tế - kỹ thuật nhƣ vốn, cơng nghệ, trình độ quản trị, trình độ lao động…Pháp luật cạnh tranh của nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng không nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh. Pháp luật cạnh tranh là rào cản, mang tính can thiệp và xử lý những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh của doanh nghiệp với động cơ cạnh tranh, qua đó tìm cách tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh mà đúng ra sẽ khơng có đƣợc nếu khơng thực hiện hành vi vi phạm. Các chủ thể doanh nghiệp thông qua những hành vi cạnh tranh trái phép với mong muốn hạn chế cạnh tranh và làm suy giảm năng lực cạnh tranh hiện có của đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng liên quan. Nhƣ vậy, mục tiêu của pháp luật
cạnh tranh là thực hiện việc bảo hộ năng lực cạnh tranh thực tế của các doanh nghiệp trong một thị trường và điều này đồng nghĩa với việc pháp luật cạnh tranh là chất xúc tác tạo ra sức cạnh tranh mới cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Cụ thể, có thể tóm lƣợc một số đặc điểm cơ bản của pháp luật cạnh tranh nhƣ sau :
- Có tính khơng triệt để trong nội dung điều chỉnh;
- Các quy định của pháp luật cạnh tranh không bao giờ quy định triệt để và toàn bộ các quy phạm pháp luật cạnh tranh tồn tại trong nền kinh tế xã hội;
- Pháp luật cạnh tranh đặt ra các điều khoản mở cho phép cơ quan nhà nƣớc có ảnh hƣởng sâu rộng tới cạnh tranh, cho phép cơ quan có thẩm quyền quản lý cạnh tranh, áp dụng pháp luật cạnh tranh một cách linh hoạt;
26
- Đối với các hành vi bị cấm trong luật: bên cạnh một số hành vi bị cấm tuyệt đối, nhiều hành vi khác đƣợc xem xét một cách hợp lý cho phép cơ quan quản lý chiếu theo hoàn cảnh cụ thể của vụ việc để quyết định hành vi đó có xâm phạm tới cạnh tranh và ảnh hƣởng xấu tới xã hội hay khơng;
- Có tính tiếp cận từ mặt trái;
- Pháp luật cạnh tranh khơng có chế tài riêng mà sử dụng chế tài của ngành luật khác để xử lý các vi phạm trong quá trình cạnh tranh;
- Ngoài các quy định về nội dung điều chỉnh hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh cịn có các quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh.
Về mặt cơ cấu, tại nhiều quốc gia trên thế giới mặc dù có sự khác nhau về hệ thống pháp luật, nhƣng khi xem xét các cấu thành cụ thể của pháp luật cạnh tranh, các quốc gia đều chia pháp luật cạnh tranh thành hai lĩnh vực khác biệt: pháp luật CTKLM và pháp luật về hạn chế cạnh tranh.
Bên cạnh hai lĩnh vực pháp luật cạnh tranh cơ bản nêu trên, cịn có các pháp luật liên quan đến pháp luật cạnh tranh nhƣ: pháp luật về SHTT, pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về thƣơng mại, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh chứng khoán…và các lĩnh vực liên quan đến việc áp dụng chế tài nhƣ: pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật vê dân sự, pháp luật về hình sự… Ngồi ra, khi tiếp cận dƣới góc độ xã hội học pháp luật, các nhà luật học còn quan tâm đến cơ chế đƣa pháp luật cạnh tranh vào cuộc sống, nhƣ : vấn đề về tổ chức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc về cạnh tranh, về trình tự, thủ tục, thẩm quyền khiếu nại, khiếu kiện, thẩm quyền xử lý cũng nhƣ cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả pháp luật cạnh tranh.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng, cơ cấu pháp luật cạnh tranh chủ yếu bao gồm: pháp luật chống CTKLM và pháp luật hạn chế cạnh tranh. Cùng với quy định về nội dung để xác định hành vi vi phạm, pháp luật cạnh tranh còn bao
27
gồm cả các quy định của một luật về thủ tục, trong đó quy định về trình tự, thủ tục tố tụng xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.