Hiện nay, theo Điều 130 Luật SHTT, hành vi CTKLM trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thƣơng mại của hàng hoá, dịch vụ; xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lƣợng, số lƣợng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Chúng ta có thể xem thí dụ sau đây:
Cơng ty Cà phê Trung Nguyên phát hiện công ty Cà phê Mê Hy Cô đã thực hiện một số hành vi nhƣ sau: (1) sơn bảng hiệu có các dấu hiệu nhƣ “cafe hàng đầu Ban Mê Thuột”, “đem lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” trên nền nâu, đồng thời sử dụng cả mũi tên hƣớng lên trên, giống của công ty Trung Nguyên. Công ty Trung Nguyên yêu cầu Cục SHTT xác định hành vi của Mê Hy Cô là xâm phạm nhãn hiệu nhƣng Cục từ chối, vì Trung Ngun khơng đăng ký bảo hộ các yếu tố nhƣ vừa kể trên. Tuy nhiên, Cục đã xác nhận rằng hành vi của Mê Hy Cô sử dụng các dấu hiệu đặc trƣng của Trung Nguyên là hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại, lợi dụng uy tín của Trung Nguyên và là hành vi CTKLM.
- Sử dụng nhãn hiệu đƣợc bảo hộ tại một nƣớc là thành viên của điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên, mà ở đó cấm ngƣời đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà khơng đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và khơng có lý do chính đáng.
40
Thí dụ, cơng ty Lion đƣợc bổ nhiệm là đại lý độc quyền của hãng mỹphẩm LANCÔME của Pháp. Giả sử LANCƠME do sơ suất đã khơng kịp đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu Lion đi đăng ký nhãn hiệu LANCƠME nhân danh mình, và theo luật của Pháp thì hành vi đó bị cấm, thì hành vi của Lion là hành vi CTKLM.
Tƣơng tự, nếu đại lý độc quyền của hãng Cà phê TRUNG NGUYÊN tại Nhật Bản đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu TRUNG NGUYÊN trƣớc khi công ty Trung nguyên kịp đăng ký bảo hộ tại Nhật Bản, thì việc đăng ký của đại diện cũng bị coi là CTKLM.
- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ của ngƣời khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình khơng có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý tƣơng ứng.
Cũng theo Điều 130, chỉ dẫn thƣơng mại là các “dấu hiệu, thông tin nhằm hƣớng dẫn thƣơng mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thƣơng mại, biểu tƣợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hố, nhãn hàng hố”. Cần lƣu ý là nhãn hàng hoá khác nhãn hiệu hàng hoá, và không cần phải đƣợc đăng ký mới đƣợc coi là chỉ dẫn thƣơng mại.
Hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại quy định tại Điều 130 bao gồm các hành vi: gắn chỉ dẫn thƣơng mại đó lên hàng hố, bao bì hàng hố, phƣơng tiện dịch vụ; giấy tờ giao dịch kinh doanh, phƣơng tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hố có gắn chỉ dẫn thƣơng mại đó.
Nhƣ vậy có sự khác biệt giữa hành vi CTKLM theo Luật Thƣơng mại và theo Luật SHTT. Thí dụ vụ một số cơ sở sản xuất nệm mút và nệm lị xo kiện cơng ty Kymdan do đã đƣa tin quảng cáo sai lệch về tính chất hàng hố của
41
đối thủ cạnh tranh, nhằm lơi kéo khách hàng có thể bị coi là hành vi CTKLM trong lĩnh vực thƣơng mại. Tuy nhiên, các hành vi trên không liên quan đến các đối tƣợng sở hữu công nghiệp nên không chịu sự điều chỉnh của Luật SHTT.
Hình thức CTKLM phổ biến nhất hiện nay là CTKLM trong lĩnh vực nhãn sản phẩm. Thông thƣờng một vụ việc CTKLM dạng này cũng có thể phát triển thành một vụ việc về xâm phạm nhãn hiệu, nếu nhƣ các yếu tố chỉ dẫn thƣơng mại bị sử dụng đƣợc đăng ký bảo hộ dƣới dạng nhãn hiệu. Trong trƣờng hợp các yếu tố này không đƣợc đăng ký nhãn hiệu, chủ thể quyền mới yêu cầu xử lý hành vi CTKLM.