0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Vai trò của các quy định chống cạnh trạnh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 (Trang 45 -45 )

lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trong Luật SHTT có 03 điều khoản đề cập đến hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHTT, đó là quy định tại các Điều

4 khoản 4 (liên quan đến giải thích thuật ngữ Quyền sở hữu công nghiệp),

Điều 6 khoản 3 điểm d (liên quan đến căn cứ phát sinh, xác lập quyền

SHCN), đặc biệt tại các Điều 130 quy định về hành vi CTKLM (Mục 1

Chương IX liên quan đến chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền SHCN)

Điều 198 khoản 3 quy định về Quyền tự bảo vệ (Phần thứ 5 Chương XVI liên

46

Về vai trò của pháp luật cạnh tranh trong các vụ việc về SHTT, chúng tôi nhận thấy rằng các quy định về CTKLM sẽ và phải đóng vai trò bổ sung cho các quy định về SHTT, nhưng dựa trên các cơ sở pháp lý độc lập, để bảo vệ hiệu quả hơn các chủ thể trong nền kinh tế trong trường hợp các chủ thể không thể viện dẫn các quy định về SHTT để bảo vệ mình hoặc ngay cả khi họ có thể áp dụng các quy định về SHTT song song với các quy định về CTKLM.

Điều này hoàn toàn hợp lô-gic bởi ngay từ khi Luật cạnh tranh ra đời, các nhà làm luật đã mong muốn dùng luật cạnh tranh nhƣ là một công cụ để «lấp các lỗ trống» mà các luật chuyên ngành khác không điều chỉnh nhằm đảm bảo một môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh.

Trong Luật SHTT, các quy định về chống CTKLM trong lĩnh vực SHTT có những vai trò cơ bản sau:

a. Nhằm hỗ trợ cho việc bảo hộ có hiệu quả các đối tượng SHTT

Đây cũng chính là khẳng định của ban soạn thảo luật SHTT khi quyết định đƣa điều khoản CTKLM vào luật SHTT. Ban soạn thảo đã khẳng định: “Luật SHTT chỉ quy định hành vi CTKLM liên quan đến các đối tƣợng SHTT nhằm hỗ trợ cho việc bảo hộ có hiệu quả các đối tƣợng này chứ không bao trùm tất cả các loại hành vi CTKLM nhƣ quy định của Luật Cạnh tranh.” (18)

Ta thấy, Luật cạnh tranh 2004 quy định đầy đủ các loại hành vi CTKLM trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực thƣơng mại (ép buộc kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, khuyến mãi nhằm CTKLM…) hay trong lĩnh vực quảng cáo (quảng cáo nhằm CTKLM) và cũng bao gồm cả các hành vi liên quan đến các đối tƣợng SHCN nhƣ hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn và hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. Trong khi Luật SHTT chỉ liệt kê một cách khép kín 3 nhóm hành vi CTKLM và đây đều là những hành vi CTKLM liên quan trực tiếp đến các đối tƣợng của quyền SHCN nhƣ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại… mà thôi.

47

Và nhƣ ta biết, quyền sở hữu công nghiệp là quyền của chủ sở hữu các đối tƣợng SHCN đối với các đối tƣợng đó. Các đối tƣợng của quyền SHCN đƣợc ghi nhận trong Luật SHTT bao gồm: “sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý” - Điều 4, Khoản 2 Luật SHTT. Các đối tƣợng này đƣợc Luật SHTT bảo hộ trên cơ sở trao độc quyền trong việc sử dụng cho chủ sở hữu các đối tƣợng đó trong một khoảng thời gian nhất định (trừ một số đối tƣợng khác có thời gian bảo hộ không giới hạn nhƣ bí mật kinh doanh hay nhãn hiệu…). Việc trao độc quyền sử dụng này cho chủ sở hữu trong khoảng thời gian bảo hộ có một ý nghĩa rất quan trọng đối với chính bản thân chủ sở hữu và với xã hội. Có ngƣời đã nhận xét, việc bảo hộ đó là một khế ƣớc giữa xã hội và chủ sở hữu. Độc quyền sử dụng giúp chủ sở hữu thu lại đƣợc lợi ích kinh tế để bù đắp cho công lao mà họ đã bỏ ra để có đƣợc đối tƣợng SHCN đó, nhƣng bù lại họ phải công bố nó để toàn xã hội có thể tiếp thu, học hỏi và hƣởng lợi ích từ sự sáng tạo đó. Và lợi ích của việc này là không nhỏ, nó sẽ giúp khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao nền tri thức của nhân loại. Tuy nhiên chủ sở hữu các đối tƣợng đó chỉ đƣợc độc quyền thực hiện những hành vi mà pháp luật ghi nhận còn công chúng chỉ bị coi là xâm phạm nếu nhƣ thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm. Vậy nên, đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp pháp luật quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với các đối tƣợng đó. Trong Luật SHTT 2005 các hành vi này đƣợc quy định tại các điều 126, 127, 129. Tuy nhiên, các đối tƣợng đó phải là các đối tƣợng đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đƣợc bảo hộ theo quy định của pháp luật và với những đối tƣợng bắt buộc phải đăng kí bảo hộ thì phải đăng kí mới đƣợc bảo hộ, các đối tƣợng này bao gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

48

Tƣởng chừng nhƣ, với những quy định này thì các đối tƣợng SHCN của các chủ thể sẽ đƣợc bảo hộ một cách toàn diện và đầy đủ, quyền lợi của các chủ sở hữu sẽ đƣợc bảo đảm một cách đấy đủ và xứng đáng với công sức và tiền bạc mà họ đã bỏ ra. Tuy nhiên, thực tế nếu chỉ dừng lại ở việc bảo hộ cho các đối tƣợng này ở đây thì sẽ còn rất nhiều những thiếu sót và sự bảo hộ đó thực sự là chƣa toàn diện. Và giải pháp mà các quốc gia đã tìm thấy đó chính là chống CTKLM. Và pháp luật Việt Nam bên cạnh các quy định chung về CTKLM thì các quy định về chống CTKLM liên quan đến SHCN đƣợc cụ thể hóa trong luật SHTT đã góp phần hỗ trợ cho việc bảo hộ tốt hơn quyền SHCN của các chủ thể quyền.

Trƣớc tiên đó là hỗ trợ cho việc bảo hộ các đối tƣợng không đƣợc bảo hộ theo quyền SHCN. Theo quy định tại khoản 2, điểm a, b và Khoản 3 Điều 130 Luật SHTT về các hành vi CTKLM thì ngoài các đối tƣợng SHCN là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại thì biểu tƣợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá cũng là các đối tƣợng đƣợc bảo hộ chống CTKLM. Các đối tƣợng này dù không phải là đối tƣợng của quyền SHCN nhƣng nó vẫn là những tài sản vô hình mà chủ sở hữu cũng phải bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc để có nó. Và đằng sau nó cũng là công sức của cả một tập thể lao động và đặc biệt các đối tƣợng này cũng mang lại cho chủ sở hữu những lợi ích kinh tế rất lớn khi nó đạt đƣợc một ý nghĩa trong việc chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa. Vậy nên, các đối tƣợng này cũng rất dễ bị xâm hại. Và để bảo đảm cho những đối tƣợng tƣơng tự nhƣ vậy thì chống CTKLM là một giải pháp toàn diện và hợp lý hơn cả.

Ngoài ra, các quy định về chống CTKLM liên quan đến Luật SHTT 2005 còn hỗ trợ cho việc bảo hộ các đối tƣợng của quyền SHCN trong những trƣờng hợp các đối tƣợng đó bị giới hạn về phạm vi và thời gian bảo hộ hay trong trƣờng hợp đối tƣợng đó không đƣợc bảo hộ theo các quy định của

49

quyền SHCN. Và còn các quy định về hành vi CTKLM còn giúp các chủ sở hữu các đối tƣợng SHCN bảo hộ quyền của mình ngoài phạm vi mà pháp luật quy định. Vì nhƣ ta đã biết, với các đối tƣợng SHCN đƣợc bảo hộ, pháp luật chỉ trao cho các chủ sở hữu độc quyền thực hiện những hành vi nhất định đối với đối tƣợng đó và có quyền ngăn cấm các chủ thể khác thực hiện các hành vi tƣơng tự với đối tƣợng đƣợc bảo hộ của mình. Tuy nhiên, nếu các chủ thể khác thực hiện các hành vi ngoài những hành vi độc quyền mà pháp luật đã trao cho chủ sở hữu thì chủ sở hữu đối tƣợng đó không đƣợc quyền phản đối mặc dù việc thực hiện các hành vi này có thể gây ảnh hƣởng đến lợi ích và uy tín của các chủ sở hữu. Và trong trƣờng hợp này, chủ sở hữu chỉ có thể sử dụng các quy định chống CTKLM để bảo vệ cho quyền lợi của mình mà thôi. Tuy nhiên, nói nhƣ vậy không phải mọi trƣờng hợp khi các đối tƣợng đó không đƣợc bảo hộ theo quy định về quyền SHCN đều có thể đƣợc bảo hộ theo quy định về chống CTKLM liên quan đến SHCN mà cần phải xem xét một cách kĩ lƣỡng trƣờng hợp nào sẽ một nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ theo các quy định về chống CTKLM, bởi nếu không việc bảo hộ nhƣ vậy sẽ dẫn đến sự không phù hợp với những yêu cầu trong việc bảo hộ các đối tƣợng SHCN.

Và có thể nói, các quy định về chống CTKLM liên quan đến Luật SHTT 2005 đã khẳng định một lần nữa nhận xét “bảo hộ chống CTKLM bổ sung một cách hữu hiệu cho việc bảo hộ các quyền SHCN” mà cẩm nang SHTT của WTO đã đƣa ra.

b. Bổ sung cho các quy định của Luật cạnh tranh về lĩnh vực CTKLM liên quan đến SHTT

Ta có thể thấy, các văn bản điều chỉnh hành vi CTKLM hiện nay có rất nhiều các văn bản luật khác nhau, tuy nhiên có thể nói, Luật cạnh tranh 2004 là văn bản điều chỉnh một cách tổng quan và đầy đủ nhất đối với lĩnh vực

50

cạnh tranh nói chung và các hành vi CTKLM nói riêng. Luật cạnh tranh gồm 2 phần chính: phần 1 điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh và phần 2 điều chỉnh các hành vi CTKLM. Luật cạnh tranh đƣa ra khái niệm về hành vi CTKLM (Điều 3, khoản 4) và liệt kê các hành vi bị coi là hành vi CTKLM (Điều 39). Tuy nhiên nhƣ đã nói, các hành vi này chỉ là những hành vi thƣờng xuyên và phổ biến nhất mà thôi và các hành vi CTKLM luôn luôn thay đổi mà các nhà làm luật không thể nào lƣờng trƣớc đƣợc nên bên cạnh 9 hành vi CTKLM đƣợc liệt kê, luật cạnh tranh cũng đƣa ra một quy định mở để những ngƣời thi hành pháp luật có thể linh hoạt áp dụng (Điều 39, khoản 10). Và có thể nói, các quy định này là những quy định chung nhất về các hành vi CTKLM và trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ SHCN quảng cáo, thƣơng mại. Tuy nhiên, bên cạnh luật cạnh tranh, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam còn nhiều văn bản pháp luật khác điều chỉnh các hành vi cạnh tranh nhƣng trong từng lĩnh vực cụ thể tƣơng ứng, ví dụ nhƣ luật quảng cáo, luật thƣơng mại, và luật SHTT. Và các luật này về nguyên tắc sẽ là luật chuyên ngành còn luật Cạnh tranh sẽ là luật chung trong lĩnh vực cạnh tranh. Nhƣ vậy ta thấy cùng với các luật khác, mối tƣơng quan giữa các quy định của Luật SHTT 2005 về các hành vi CTKLM liên quan đến SHCN là một lĩnh vực cụ thể của luật cạnh tranh. Vậy nên về mặt nguyên tắc khi áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi CTKLM liên quan đến SHCN sẽ ƣu tiên áp dụng “luật chuyên ngành” trƣớc, đó là Luật SHTT, và chỉ khi các quy định trong luật SHTT không thể giải quyết đƣợc tranh chấp đó thì các chủ thể sẽ sử dụng theo các quy định của luật cạnh tranh để giải quyết. Đây cũng là nguyên tắc đƣợc áp dụng tại các nƣớc khác đặc biệt là Châu Âu.

Bên cạnh đó ta cũng thấy, các hành vi CTKLM đƣợc quy định trong luật cạnh tranh chỉ đƣợc bảo đảm bằng các biện pháp hành chính do cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc thực hiện trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc theo

51

yêu cầu của các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên có thể nói, cạnh tranh về bản chất là một quan hệ dân sự giữa các chủ thể, đặc biệt là đối với các hành vi CTKLM liên quan đến SHTT và ngoài việc gây thiệt hại cho lợi ích chung thì các hành vi đó trực tiếp gây thiệt hại cho các chủ thể bị CTKLM. Vậy nên, nếu chỉ đƣợc bảo hộ bởi các biện pháp hành chính thì điều đó là không đủ và là không công bằng với các chủ thể bị CTKLM.

Luật SHTT 2005 quy định nhƣ sau: “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi CTKLM có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”. Có thể nói, các quy định chống CTKLM liên quan đến SHCN trong Luật SHTT 2005 đã trao cho chủ sở hữu các quyền yêu cầu áp dụng các chế tài dân sự nhƣ kiện dân sự, kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại, và một quyền đặc biệt nhƣng phù hợp với các quy định của luật cạnh tranh đó là có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp hành chính theo thủ tục của luật cạnh tranh. Có thể nói, mặc dù cùng quy định về chống CTKLM nhƣng Luật SHTT và Luật Cạnh tranh không những không chồng chéo hoặc xung đột với nhau mà còn bổ sung cho nhau. Luật Cạnh tranh quy định việc xử lý theo trình tự hành chính, Luật SHTT quy định việc xử lý theo trình tự dân sự và quy định này giúp cho pháp luật chống CTKLM của Việt Nam thêm tƣơng thích với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, ta cũng thấy trong số các hành vi CTKLM đƣợc quy định trong luật cạnh tranh thì hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng là một trong số các hành vi CTKLM, nhƣng Luật SHTT lại quy định hành vi này nhƣ một hành vi xâm phạm quyền chứ không phải hành vi CTKLM. Hơn nữa thuật ngữ sử dụng ở 2 luật này cũng không giống nhau: Luật cạnh tranh thì gọi đó là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh (điều 41 Luật cạnh tranh), còn Luật SHTT lại gọi là hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh

52

(điều 127 Luật SHTT), mặc dù nếu so sánh quy định về các hành vi này đƣợc quy định tại 2 luật lại sẽ thấy không có sự khác biệt nhiều, nhƣ vậy sự vênh nhau của 2 luật này gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật khi xử lý hành vi xâm phạm nên cần đƣợc xem xét lại. Và giới hạn nghiên cứu của khoá luận chỉ là các hành vi CTKLM đƣợc quy định trong Luật SHTT 2005 nên khoá luận này sẽ không đề cập đến hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh mà chỉ nghiên cứu các hành vi CTKLM đƣợc quy định tại điều 130 Luật SHTT mà thôi.

53

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 (Trang 45 -45 )

×