I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU TUYỂN CHỌN TƯ VẤN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠ
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật đấu thầu tuyển chọn tư vấn ở Việt Nam
1.2 Hạn chế trong pháp luật về đấu thầu tuyển chọn tư vấn và thực tế áp dụng
tế áp dụng
Luật đấu thầu bắt đầu có hiệu lực từ 1/4/2006, tiếp theo đó là Nghị định 111/2006 của Chính phủ ban hành hướng dẫn Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng. Có thể nói đây là những văn bản pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng rãi liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp quản lý cũng như nhiều đối tượng trong phạm vi toàn xã hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong thực tế triển khai vẫn còn những vướng mắc chứng tỏ cần xem xét tháo gỡ về mặt
Luật đấu thầu đã quy định là có hai hình thức chống khép kín là: khép kín trong một tổ chức (Đ11.b) “Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý…” hoặc (Đ11.d) quy định “nhà thầu tham gia đấu thầu… độc lập về tài chính với Chủ đầu tư của dự án”. Việc quy định này là phù hợp với tập quán quốc tế như trong quy chế của các tổ chức cho vay WB, ADB… cũng quy định tương tự (nghiêm cấm các nhà thầu thuộc chủ đầu tư tham gia các đấu thầu các gói thầu do Chủ đầu tư đi vay tại các Ngân hàng nói trên). Tuy nhiên vấn đề này ở nước ta luôn gặp rắc rối nếu còn duy trì cơ chế chủ quản ở bộ, ngành, UBND, các cấp nếu nhà thầu lại do các tổ chức này thành lập và quản lý.
Đ12 quy định các hành vi bị cấm trong đấu thầu “nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trừ trường hợp đối với gói thầu EPC”. Quy định này đúng nhưng chưa đủ vì trong hoạt động xây dựng còn nhiều hình thức như Tổng thầu thiết kế và xây dựng, Tổng thầu hình thức chìa khoá trao tay hoặc hình thức hợp đồng BTO… Hơn nữa cần xem xét hình thức Tổng thầu ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế mà chủ đạo vẫn là hợp đồng thi công xây dựng (tức hồ sơ mời thầu được lập trong lúc thiết kế bản vẽ thi công). Vì vậy, nếu cấm nhà thầu lập dự án không được tham gia khâu thiết kế cần xem xét lại, thực tế trong thời gian qua nhiều nhà tư vấn lập dự án không muốn thực hiện công việc rất quan trọng và quyết định hiệu quả này của dự án chỉ vì chi phí thấp mà họ chỉ muốn hồ sơ khâu thiết kế vì chi phí cao hơn, hơn nữa không tổ chức tư vấn lập dự án nào triển khai khâu thiết kế thuận lợi hơn chính dự án do họ lập (đương nhiên là nhà tư vấn có đủ năng lực thiết kế), nếu phải giao lại phần thiết kế cho một tổ chức tư vấn khác, đây cũng là một trong những nguyên nhân kéo dài thời gian thực hiện dự án sử dụng vốn nhà nước hiện nay.
* Về giá trúng thầu của nhà thầu
được vượt qua giá gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Nguyên tắc này rất thích hợp với một vài nước phát triển có trình độ cao vì họ có hệ thống pháp luật khá đầy đủ về cạnh tranh, về chống phá giá về hệ thống giám sát thi công chặt chẽ. Tuy nhiên ở nhiều nước phát triển và đang phát triển khác lại áp dụng nguyên tắc lấy giá bình quân bỏ thầu của các nhà thầu làm căn cứ xét thầu (đương nhiên là loại bỏ nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, hoặc bỏ giá quá cao hay quá thấp trước khi chia giá bình quân). Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam khi mà cả ba yếu tố cạnh tranh, giám sát chất lượng, chống phá giá đều chưa hoàn thiện cũng cần xem xét tham khảo các phương pháp áp dụng cho phù hợp để chống tình trạng các nhà thầu phá giá rồi sau đó dung các biện pháp tiêu cực để bù đăp sự thiếu hụt như tình trạng thực tế đã xảy ra trong các năm qua.
* Về hình thức lựa chọn nhà thầu
Trong các hình thức lựa chọn nhà thầu thì đấu thầu rộng rãi là hình thức tiên tiến nhất, đảm bảo tốt nhất sự khách quan, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước cũng quy định đây là hình thức được áp dụng chủ yếu trong đấu thầu chỉ trừ những trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể trong luật. Nhưng hình thức này cũng tốn nhiều chi phí và thời gian hơn nên chủ đầu tư thường tìm mọi cách để tránh phải áp dụng. Nhiều dự án được tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu mà không rõ lý do.
* Đấu thầu còn mang tính hình thức, quy trình đấu thầu còn phức tạp
Tính hình thức do trong hoạt động đấu thầu trong thực tế vẫn còn nhiều tiêu cực thể hiện ở sự thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư và bên mời thầu hoặc giữa bên mời thầu với nhau nhằm bỏ giá thầu cao sau đó chia lợi nhuận. Hay lại có trường hợp chủ đầu tư ép giá và tiến độ dẫn đến nhiều công trình được làm ra với chất lượng thấp, không đảm bảo làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như lợi ích mà hoạt động đấu thầu vốn mang lại.
* Các tiêu chuẩn mời thầu còn chung chung, thiếu chi tiết
Hồ sơ mời thầu được coi là đề bài cho mỗi cuộc thi nên nó có vai trò vô cùng quan trọng, bên mời thầu căn cứ vào đó để đánh giá chọn ra người trúng thầu. Nhưng trong thực tế do trình độ của người lập hồ sơ mời thầu hoặc một lý do nào đó mà đối với những dự án đầu tư sử dụng vốn từ Ngân sách nhà nước, hồ sơ mời thầu thường sơ sài, thiếu thông tin, công tác thẩm định, phê duyệt thiếu chặt chẽ. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được nêu trong hồ sơ mời thầu còn lỏng lẻo, thiếu thông tin vừa gây khó khăn cho nhà thầu lại khó cho việc đánh giá lựa chọn người trúng thầu, dễ dẫn đến thiếu cơ sở đánh giá nên chọn phải nhà thầu không đảm bảo chất lượng tốt.
* Về thanh toán hợp đồng
Khi áp dụng Luật đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm cả các gói thầu tư vấn, một số ngành địa phương đã không quan tâm đến các đặc thù về đấu thầu trong đó nổi lên việc thực hiện quy trình quản lý đầu tư xây dựng công trình và vấn đề hợp đồng thanh toán các gói thầu trong hoạt động xây dựng được quy định tại Luật xây dựng, các nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành đã gây ra tình trạng trì trệ trong giải ngân các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước thuộc một số ngành và địa phương hiện nay (bao gồm cả dự án thuộc nguồn vốn ODA).
* Tình trạng bán thầu còn diễn ra phổ biến
Trong các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nhà thầu chính thường là nhà thầu của nước ngoài, hoặc liên danh giữa nhà thầu Việt Nam với nhà thầu nước ngoài. Nhưng thực tế sau khi trúng thầu, nhà thầu nước ngoài thường giao toàn bộ công việc thi công cho các nhà thầu trong nước, họ chỉ giữ lại một phần nhỏ trong tổng giá trị gói thầu trong khi không phải bỏ công sức ra để thi công. Đây là hành vi nhượng thầu vi phạm nghiêm trọng quy chế quản