b. Nâng cao tiêu chuẩn đảm bảo tiền vay
3.2.9. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Công tác cán bộ bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức.Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con người lại càng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động trên hai phạm trù đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng.
Vì vậy để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản ngân hàng nói riêng có hiệu quả thì cần quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại và giáo dục đội ngũ cán bộ ngân hàng trên hai khía cạnh.
Có một thực tế hiện nay đó là các cán bộ ngân hàng giỏi, cán bộ chủ chốt hoặc được đào tạo bài bản đều có xu hướng sang làm việc cho các ngân hàng nước ngoài, liên doanh tại Việt Nam, hoặc các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ mới thành lập. Lý do là do chính sách thu nhập và đãi ngộ nhân viên của ngân hàng còn hạn chế, chưa tạo động lực thu hút và khuyến khích người lao động. Đặc biệt là đội ngũ chuyên gia giỏi, ngân hàng cần có lộ trình thăng tiến, có cơ chế tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và tuyển dụng được nhiều cán bộ trẻ có tài năng
Ngoài ra, ngân hàng nên tạo điều kiện cho cán bộ có năng lực, có khả năng nghiên cứu được đi học tập trung dài hạn trong và ngoài nước, các kinh nghiệm thực tế ứng dụng vào hoạt động của ngân hàng, đồng thời gắn kết người lao động với ngân hàng.
Đối với cán bộ lãnh đạo, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các buổi học tập về kỹ năng quản lý, làm việc theo nhóm để nâng cao khả năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo của ngân hàng.
Định kỳ hàng quý, hàng năm ngân hàng nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tổng kết tập huấn nghiệp vụ để các cán bộ làm công tác quản lý tài sản có thể trao đổi, thảo luận những vướng mắc xuất phát từ thực tiễn công việc để từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành.
Bên cạnh đó đối với các lĩnh vực kinh doanh mới và then chốt, ngân hàng có thể thuê chuyên gia nước ngoài để xây dựng, quản lý, chuyển giao và đào tạo cho cán bộ nhân viên ngân hàng.
3.3. KIẾN NGHỊ