SƠ ĐỒ 2.2: MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BID

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 33)

b. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng

SƠ ĐỒ 2.2: MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BID

Hội đồng quản trị, thông qua Hội đồng quản lý rủi ro, sẽ phê duyệt kế hoạch quản lý rủi ro của ngân hàng và chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện chiến lược quản lý rủi ro tổng thể, chính sách và sự tuân thủ với những luật định tác động đến BIDV cả từ nội bộ và bên ngoài của ngân hàng.

Hội đồng quản lý rủi ro họp định kỳ để giám sát và đảm bảo là văn hóa, thông lệ và hệ thống quản lý rủi ro thiết yếu trong ngân hàng đều được thực hiện trong toàn hệ thống ngân hàng

Ban điều hành ngân hàng có trách nhiệm chính trong việc xác định và đánh giá những rủi ro lớn đối với BIDV và thực hiện các quy trình kiểm soát rủi ro có hiệu quả.

Chức năng cơ bản của Ban quản lý rủi ro là tham mưu và trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

- Phòng quản lý rủi ro 1: Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng.

- Phòng quản lý rủi ro 2: Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Nhiệm vụ cơ bản:

+ Xây dựng các chính sách quản lý rủi ro

+ Xây dựng các quy trình, phương pháp và thủ tục quản lý rủi ro để đảm bảo thực hiện được việc, nhận diện, đo lường, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý.

Tại chi nhánh:

Phòng quan hệ khách hàng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát toàn diện hoạt động tín dụng tại chi nhánh, bao gồm các hoạt động chủ yếu:

- Quản lý kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn Chi nhánh.

- Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức.

- Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Quản lý danh mục tín dụng, quản ly rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu.

- Giám sát sự tuân thủ các quy định của NHNN, quy định và chính sách của BIDV về tín dụng và các quy định, chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng.

- Tổng hợp, phân tích nguyên nhân, đánh giá, đề xuất phương án xử lý nợ xấu.

- Xem xét, đề xuất phương án thu hồi nợ và kế hoạch xử lý nợ xấu đối với từng khoản nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w