THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 28)

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập vào ngày 25/04/1957, theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chíng phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Trải qua hơn 55 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành với nhiệm vụ chủ yếu là một ngân hàng chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, ngân hàng thương mại ĐT&PT Việt Nam đã có những tên gọi khác nhau:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính từ ngày 26/01/1957.

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước từ ngày 24/06/1981.

- Từ ngày 14/11/1990, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam..

- Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2124/QĐ- TTg, phê duyệt Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Trong quá trình 55 năm hoạt động của mình, ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã traỉ qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều thành tựu đáng kể.

I.Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

Giai đoạn 1957-197: Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát

triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước

Giai đoạn 1975- 1981: Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh.

II. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)

Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển.

Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế

III. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – nay)

Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000)

Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển. Với nguồn vốn huy động được thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế.

Nguồn vốn tín dụng của NHĐT&PT đã góp phần tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành.

Giai đoạn đổi mới và hội nhập (2000 – 2012)

Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao theo từng năm.Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt.

BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế.

Đầu tư phát triển công nghệ thông tin: phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center,hệ thống giám sát tài nguyên mạng,tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.

Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hànghiện đại

Phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hóa

Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm

Tương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đưa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội.

Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ

Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới

Sự cố gắng không ngừng của tập thể ban lãnh đạo và các cám bộ công nhân viên của BIDV đã được đền đáp bằng những danh hiệu cao quý mà ngân hàng đã đạt được: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

● Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới; ● Huân chương Độc lập hạng nhất, nhì; ● Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; ● Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; ● Cờ thi đua của Chính phủ;

● Bằng khen, cờ thi đua của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước; ● Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt;

● Ngân hàng tốt nhất về cung ứng dịch vụ ngoại hối năm 2007;

Đây chính là những bằng chứng khẳng định vai trò hàng đầu của BIDV trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Sau 55 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã trở thành một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với quy mô không ngừng mở rộng và tăng trưởng bền vững với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trên 18%.

Mục tiêu phấn đấu của BIDV là nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng ổn định đảm bảo chủ động giữ vững thị phần trước sự biến động của thị trường, hướng tới một mô hình ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập quốc tế theo chuẩn mực tài chính quốc tế.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 28)