Kiểm toán độ lệch tâm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG TRÌNH PHÒNG HỘ NỀN ĐƯỜNG CHO QUỐC LỘ 15 ĐOẠN HÒA BÌNH – THANH HÓA (Trang 51)

2.2.2 Kiểm toán ổn định lật

Độ ổn định chống lật của tường chắn quanh mũi tường được biểu thị bằng tỉ số của mô men ổn định và mô men lật ( gọi là hệ số ổn định chống lật K0), hệ số này không được nhỏ hơn 1,5. K0 được xác định theo công thức ( hình 2-8):

(2-30) Trong đó:

Zx và Zy là cánh tay đòn của phản lực nằm ngang Ex và phản lực thẳng đứng Ey của áp lực đất đến mũi tường. ZG là cánh tay đòn của trọng lượng tường đối với mũi tường.

Khi hệ số ổn định chống lật không thỏa mãn yêu cầu trên đây, có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

+ Mở rộng đáy móng, nhất là mũi tường để tăng cường cánh tay đòn. Đây là một biện pháp tương đối tốt, nhưng khi độ dốc ngang của mặt đất tương đối dốc thì lại làm tăng chiều cao tường.

+ Sửa đổi hình thức và độ dốc của lưng tường. Ví dụ làm lưng tường nghiêng hoặc kiểu cân bằng trọng lượng để giảm áp lực đất hoặc tăng cánh tay đòn.

2.2.3 Kiểm toán độ lệch tâm

Cự ly từ điểm tác dụng của hợp lực trên đáy móng đến trung tuyến của đáy móng gọi là độ lệch tâm e, e không được quá lớn để tránh gây ra lún không đều quá lớn. Thường quy định độ lệch tâm của đáy móng đất không được quá B/6 ( B là chiều rộng đáy móng), độ lệch tâm của đáy móng đá không được lớn hơn B/4.

Có thể xác định độ lệch tâm e theo công thức:

Khi độ lệch tâm quá lớn, có thể mở rộng mũi tường hoặc dùng các biện pháp tương tự như biện pháp tăng độ ổn định chống lật để cải thiện.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG TRÌNH PHÒNG HỘ NỀN ĐƯỜNG CHO QUỐC LỘ 15 ĐOẠN HÒA BÌNH – THANH HÓA (Trang 51)