Những tồn tại và hướng phát triển:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG TRÌNH PHÒNG HỘ NỀN ĐƯỜNG CHO QUỐC LỘ 15 ĐOẠN HÒA BÌNH – THANH HÓA (Trang 105)

- Hiện nay công trình phòng hộ có nhiều loại khác nhau, mỗi loại chỉ nên sử dụng trong một số điều kiện cụ thể mới đem lại hiệu quả cao về kỹ

5.2.Những tồn tại và hướng phát triển:

+ Do thời gian và kinh phí hạn hẹp, đề tài còn có những hạn chế sau: - Chỉ tính toán và lập bảng tính toán với điều kiện địa hình, địa chất của khu vực đồi núi tỉnh Thanh Hóa. Chưa có một công cụ tính toán áp dụng cho mọi điều kiện địa chất.

- Tác giả đề xuất chỉ sử dụng tường chắn Bê tông cốt thép móng nông trên nền đá. Vì khi phải sử dụng tường chắn Bê tông cốt thép, thông thường chiều cao, kích thước tường chắn rất lớn, nếu đặt trên nền đất khó có thể đảm bảo ổn định an toàn. Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều hiện tượng sụt lở kè taluy với các mặt trượt sâu. Các kiến nghị trên thiên về tính an toàn cao.

+ Hướng phát triển tiếp theo của đề tài:

Lập phần mềm tính toán theo hướng đa dạng hóa loại hình tường chắn, loại móng cho tường và các điều kiện địa chất để có thể áp dụng rộng rãi.

5.3. Kiến nghị:

1. Để sử dụng được bản kiểm toán ổn định tường chắn, bắt buộc người sử dụng phải nắm rõ được lý thuyết tính toán tải trọng tác dụng lên tường chắn, công thức kiểm tra ổn định của tường chắn cũng như các công thức kiểm toán kết cấu bê tông cốt thép. Biết cách sử dụng một số phần mềm như Microsoft Office Excel, phần mềm tính toán móng cọc không gian Pilling, phần mềm kiểm toán sức chịu tải của cọc Midas....

2. Khi phải sử dụng đến tường chắn Bê tông cốt thép, đó là trường hợp mà công trình phòng hộ phải chịu tải trọng lớn, hay vị trí mà các loại tường chắn trọng lực thông thường khác không thể sử dụng. Vì thế nó thường có chiều cao hay kích thước rất lớn, tải trọng truyền xuống đáy móng tường chắn thường rất lớn. Đất nền đầm chặt thông thường khó có thể đảm bảo ổn định lâu dài. Tác giả kiến nghị chỉ sử dụng loại tường chắn Bê tông cốt thép móng nông trên nền đá. Và móng cọc khoan nhồi trên nền đất. Nếu sử dụng tường chắn Bê tông cốt thép móng nông trên nền đất thì đất nền phải được đảm bảo có gia cố đặc biệt như gia cố nền đất bằng NeoWeb, bằng vải địa kỹ thuật ...

3. Tường chắn có sử dụng cọc nhồi là biện pháp hữu hiệu, tin cậy có thể sử dụng cho loại đất bất kỳ. Nên ưu tiên đối với các công trình có tính chất vĩnh cửu (thậm chí không kinh tế so với các phương án gia cường khác). Khi chiều dày khối trượt lớn hơn 13-18m, có thể sử dụng nhiều hàng cọc chống trượt đặt ở các cao độ khác nhau.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG TRÌNH PHÒNG HỘ NỀN ĐƯỜNG CHO QUỐC LỘ 15 ĐOẠN HÒA BÌNH – THANH HÓA (Trang 105)