X. Đo lường liên tưởng thương hiệu của một số thương hiệu cụ thể
6. Số tiền bạn dùng trong mỗi lần đi siêu thị BigC
300.000 đến 500.000 35% 500.000 đến 1.000.000 30%
Trên 1.000.000 10%
trong khi Hapromart 70% dưới 300.000.
* Lý do khách hàng chọn đi siêu thi Big C
Khi đi siêu thị, người tiêu dùng thường mua sắm cho cả gia đình vì vậy mỗi lần đi siêu thị họ thường tốn khoảng 500.000 VNĐ/lần mua sắm. Tuy nhiên, đối với siêu thị như HaproMart thì thông thường người tiêu dùng chỉ chi dưới 300.000VNĐ/lần mua sắm. Còn Co.op Mart thì dao động trong khoảng từ 300.000 VNĐđến 500.000 VNĐ.
Thói quen đi siêu thị của người tiêu dùng đã bắt đầu hình thành. Họ thường đi mua sắm ít lần hơn nhưng mỗi lần lại mua sắm với số lượng lớn hơn. Tại siêu thi
Big C tất cả mọi thứ cần thiết cho gia đình trong một tháng đều có thể dễ dàng mua được ở Big C
Do đó, có thể nhận thấy rõ số tiền người mua sắm dành cho một lần mua sắm ở Big C cao hơn hẳn so với các siêu thị khác.
Các yếu tố tâm lý của khách hàng. Đánh vào tâm lý của người tiêu dung Việt Nam: “Ngon-Bổ-Rẻ”,Big-C luôn cung ứng những sản phẩm giá rẻ và làm hài lòng khách hàng khi chọn lựa mua sản phẩm.Ngoài ra,cũng có những sản phẩm cao cấp phục vụ cho những người có thu nhập cao,họ nghĩ rằng. “Gía càng cao thì chất lượng càng cao”.Gía tâm lý: Big-C thường định giá lẻ cho các sản phẩm.
Hiện nay ngoài Big-C ra thì còn có các siêu thị khác như Co.op Mart, FiviMart…. Mỗi siêu thị đều có những điểm mạnh trong phương thức kinh doanh của mình.Ngoài cách bố trí không gian trong các khu vực để đồ, cách áp dụng các chiến lược quảng cáo độc đáo,logo hấp dẫn thì “Gía” của các mặt hàng trong siêu thị đó cũng là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Big C với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, BigC còn liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá trong thời kì khủng hoảng như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mua sắm của khách hàng. Co.op Mart, thì thường hướng đến đa phần là các khách hàng đã lập gia đình và các khách hàng trẻ, bận rộn với công việc. Nhưng so với Big-C thì giá của Co.opMart thường cao hơn. Thêm vào đó, Co.op Mart có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nguồn cung sản phẩm cho siêu thị, họ đã từng tuyên bố: "Mọi sản phẩm nằm trên kệ hàng siêu thị phải đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao".
Những việc mà doanh nghiệp Big C là được
- Giành được thiện cảm sự trung thành đối với thương hiệu làm cho khách hàng tiếp tục mua sản phẩm tại Big C
- Tạo ra sự tín nhiệm đối với khách hàng (người tiêu dùng)
* Qua đó cho thấy siêu thị Big C có giá trị nhất định, là người bạn thân thiết đối với mọi người tiêu dùng phổ thông đến cao cấp. Có thể kết luận thương hiệu Big C là một thương hiệu mạnh có khả năng tạo ra nhiều hơn những cảm nhận của người tiêu dùng như: “đó là thương hiệu của tôi” hoặc “đây là thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của tôi” so với các thương hiệu yếu.
Nó tạo ra sự thu hút, thương hiệu Big C tạo ra được những cảm xúc mà khi người tiêu dùng nhìn thấy thương hiệu hay sử dụng sản phẩm.Tạo được sự trung thành thương hiệu, đây chính là mục đích mà doanh nghiệp Big C luôn cố gắng xây dựng và duy trì.