Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu KINH NGHIệM TÁI CấU TRÚC NGÂN HÀNG CủA THế GIớI VÀ HÀM Ý CHO VIệT NAM (Trang 49)

Chương 3: Hàm ý cho tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam

3.2.5Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp

Thái Lan là một trong những nước rất thành công trong việc tái cơ cấu nợ doanh nghiệp bằng cách học tập mô hình của Mỹ và Canada. Năm 1999, Thái Lan tái cấu trúc nợ doanh nghiệp bắng cách mua lại phần lớn trái phiếu doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn hoạt động và được đánh giá có tiềm năng, bằng cách này Thái Lan đồng thời tung thêm tiền hỗ trợ nền kinh tế vừa giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, qua đó ổn định đường cong lãi suất.

Ở Việt Nam thị trường trái phiếu chưa phát triển, chí có một số ít loại trái phiếu doanh nghiệp lớn được niêm yết cả trên sàn quốc tế. Chính vì vậy, NHNN tung ra các gói hỗ trợ tài chính doanh nghiệp, và gần nhất là gói 30 nghìn tỷ dành cho các doanh nghiệp bất động sản vào cuối năm 2012, điều này dấy lên những mối lo ngại về lợi ích nhóm, trong khi giá bất động sản được cho là quá cao, vì có tốc độ tăng trưởng trung bình quá nóng so với tăng trưởng GDP của các năm trước

Một trong những sự cố lớn của Việt Nam là về khoản nợ xấu từ Tổng tập đoàn tàu thủy Việt Nam – Vinashin. Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp này bằng cách chia nhỏ và hoạt động chuyên biêt trên từng lĩnh vực được áp dụng, các khoản nợ tại các ngân hàng được NHNN tạo ra cơ chế đặc biệt về trích lập dự phòng. Nhìn chung đây là phương án ven toàn nhất, đảm bảo hoạt động doanh nghiệp, công việc làm của người lao động, đồng thời, cũng không làm ngân hàng tốn nhiều chi phí để xử lý những khoản nợ này.

Tóm lại, viêc tái cơ cấu nợ doanh nghiệp chưa được chú trọng nhiều ở Việt Nam, vì chưa có một phương án đồng bộ khả thi nào được đưa ra do các nguy cơ về lợi ích nhóm, thông tin nợ không được minh bạch cũng nhưng năng lực quản lý doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự tốt.

Một phần của tài liệu KINH NGHIệM TÁI CấU TRÚC NGÂN HÀNG CủA THế GIớI VÀ HÀM Ý CHO VIệT NAM (Trang 49)