Một số biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu KINH NGHIệM TÁI CấU TRÚC NGÂN HÀNG CủA THế GIớI VÀ HÀM Ý CHO VIệT NAM (Trang 32)

Thụy Điển (Tây Âu)

Hiện nay, Thụy Điển là một trong những quốc gia có có hệ thống Ngân hàng có chất lượng tốt và an toàn nhất trên thế giới, được xếp hạng tín nhiệm AAA theo Moody’s và Standard and Poor’s. Đầu những năm 1990, Thụy Điển đã tiến hành một cuộc cải cách hệ thống Ngân hàng với hàng loạt những biện pháp mang lại hiệu quả ngoạn mục. Nhiều nhà kinh tế đánh giá là cuộc tái cấu trúc thành công nhất trong lịch sử ngân hàng hiện đại. Trên thực tế, một số những biện pháp trong cuộc cải cách này đã được nhiều quốc gia áp dụng trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 vì bối cảnh kinh tế có nhiều nét tương đồng.

Năn 1991, 1992, nền kinh tế Thụy Điển rơi vào một cuộc khủng hoảng nhà đất và chứng khoán, dẫn đến hậu quả tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng nhanh. Chỉnh phủ Thụy Điển đã thực hiện hàng loạt các biện pháp trong gói cứu trợ, cụ thể như sau:

 Chính phủ công bố Nhà nước sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi và người gửi tiền tại 114 ngân hàng của quốc gia để lấy lại niềm tin nơi người dân, tránh một cuộc sụp đổ toàn bộ hệ thống.

 Các khoản nợ xấu của ngân hàng được chứng khoán hóa và Nhà nước mua lại những khoản nợ xấu này. Cổ đông của các ngân hàng lớn pha loãng quyền sở hữu của mình đối với ngân hàng bằng cách tái cơ cấu vốn cá nhân (private recapitalizations), nghĩa là bán lại cổ phần của mình cho những nhà đầu tư mới.

 Hai ngân hàng Nordbanken và Götabanken được cấp hỗ trợ tài chính, tiến hành quốc hữu hóa và sáp nhập với chi phí 64 tỷ kroner. Các khoản nợ xấu được chuyển giao cho hai công ty quản lý tài sản Securum và Retriva. Công ty này tiến hành bán toàn bộ các tài sản thế chấp của các khoản nợ, chủ yếu là bất động sản. Số tiền thu được được công ty sử dụng như một dạng quỹ đầu tư vốn (private equity fund). Đến năm 1997 đã hoàn thành cơ bản được nhiệm vụ.

 Thành lập Cơ quan Hỗ trợ Ngân hàng (Bank Support Authority) để giám sát các tổ chức cần tái cơ cấu vốn.

Gói cứu trợ này có chi phí ban đầu khoảng 4% GDP, sau đó hạ xuống 0-2% GDP tùy thuộc vào các giả định khác nhau phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu được bán ra.

Đông Âu

Có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế trong nhận định về quá trình tái cấu trúc của Đông Âu. Tuy nhiên cách phân tích bao quát và toàn thể nhất cho rằng, quá trình giải quyết nợ xấu ngân hàng ở Đông Âu bao gồm tái cơ cấu từ bên trong (giải quyết các vấn đề nội bảng) và sau đó là từ bên ngoài (ngoại bảng).

 Tái cơ cấu từ bên trong:

Tái cấu trúc vốn ngân hàng: mục đích của biện pháp này là làm tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng, mục tiêu hướng đến là các nhà đầu tư cá nhân nhằm mục đích tư nhận hóa các ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh đó, các ngân hàng không phải là nơi đầu tư hấp dẫn. Do đó nguồn vốn chủ yếu của việc tái cấu trúc vốn này tiếp tục đến từ chính phủ hoặc từ nguồn hỗ trợ bên ngoài của EBRD.

Chính phủ Ba Lan đề xuất giải pháp “The loan hospitals”. Nội dung của giải pháp này là thành lập một hội đồng chuyên gia chịu trách nhiệm quản lý đặc biệt đối với các khoản nợ xấu ngân hàng.

Chuyển đổi nợ-nợ (debt-for-debt exchange): áp dụng biện pháp này từ các nước Tây Âu, gần như một hình thức đảo nợ, các khoản cho vay cũ được thay thế bằng các khoản cho vay mới thông qua thương lượng với những người đi vay.

Hoán đổi nợ - vốn (equity-for-debt swaps): ngân hàng từ chủ nợ trở thành cổ đông của doanh nghiệp, áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng.

 Tái cơ cấu từ bên ngoài:

The good – bad bank structure:

Nội dung của biện pháp này là thành lập các công ty/chi nhánh con trực thuộc ngân hàng để dồn vào đó danh mục các khoản nợ xấu của ngân hàng.

Thành lập tổ chức tái cơ cấu của chính phủ: áp dụng kinh nghiệm của Mỹ và Tây Ban Nha, các tổ chức này của nhà nước được thành lập sử dụng dự trữ quốc gia hoặc từ các tổ chức bên ngoài. Những ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn nhất sẽ được xem xét để tổ chức này tiến hành những biện pháp tái cơ cấu phù hợp.

Bán nơ, hoán đổi nợ giữa các ngân hàng với nhau

Hoán đổi nợ với chính phủ: sau khi hoán đổi, chính phủ sẽ sở hữu các khoản nợ xấu, ngân hàng sẽ sở hữu một số lượng trái phiếu chính phủ.

 Áp dụng tại các quốc gia Đông Âu:

Ba Lan: 9 NHTM lớn thuộc sở hữu của nhà nước áp dụng mô hình “bank hospitals” bằng cách tách biệt các tài sản xấu, sau đó thành lập một một đồng các chuyên gia quản lý để giám sát riêng danh mục này. Bên cạnh đó, ngân hàng thuê tư vấn từ các ngân hàng Tây Âu để

học hỏi kinh nghiệm quản lý. Chiến lược lâu dài của Ba Lan chủ yếu là từ bên trong bị động, đặt niềm tin vào sự khôi phục của kinh tế vĩ mô.

Cộng hòa Séc và Slovakia: áp dụng cả các biện pháp từ bên trong và bên ngoài để tái cơ cấu vì tình hình khó khăn của mình. Biện pháp từ bên trong được áo dụng chủ yếu là tái cấu trúc vốn bằng vốn và các gói hỗ trợ của nhà nước. 2 nước này cũng áp dụng 2 biện pháp từ bên ngoài. Một là thành lập tổ chức tái cơ cấu, gọi là Consolidation Bank để giải quyết các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước trong ngắn hạn. Thực chất đây là một tổ chức của chính phủ đứng ra mua lại các tài sản xấu của ngân hàng. Thứ hai là thành lập một quỹ trái phiếu đặc biệt trị giá 50 tỷ krony để tái cấu trúc vốn 6 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và giúp các ngân hàng này xóa các khoản nợ xấu.

Hungary: Tương tự như Ba Lan, biện pháp tái cấu trúc của Hungary chủ yếu từ bên trong. Các ngân hàng chủ trương tư nhân hóa, trước hết là 3 NHTM lớn thuộc sở hữu nhà nước. Năm 1991, chính phủ Hungary mở rộng hành lang pháp lý đối với lĩnh vực ngân hàng thông qua nhiều điều luật mới trong việc góp vốn của các ngân hàng nước ngoài. Có hai đặc điểm quan trọng đặc trưng cho quá trình tư nhân hóa ngân hàng ở Hungary. Thứ nhất, các ngân hàng lớn được tư nhân hóa theo đợt, nghĩa là từng gói cổ phần sẽ được chào bán cho các nhà đầu tư nước ngoài theo từng thời điểm khác nhau. Đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, điều này làm giảm chi phí ban đầu và rủi ro đầu tư. Chính phủ tiến hành đàm phán với EBRD góp vốn với tỷ lệ 20% và 32% vào 2 ngân hàng lớn nhất của Hungary. Trong giai đoạn đàu, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia khoảng 20-40% lượng cổ phiếu, nắm quyền sở hữu từ 20-25%. Chính phủ cấp quyền quản lý đầy đủ đối với các đối tác nước ngoài và trao quyền chọn mua cho các nhà đầu tư này để họ có cơ hội tăng quyền sở hữu của mình thông qua mua lại cổ phần của EBRD hoặc của chính phủ. Thứ hai, các hợp đồng cho phép điều chỉnh giá mua, tùy thuộc vào lợi kỳ vọng của ngân hàng, kèm theo đó là các quyền chọn mua hoặc bán trong trường hợp đối tác cảm thấy tài sản của ngân hàng gặp vấn đề.

Về cơ bản, đến trước năm 1994, vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã được Chính phủ Hungary giải quyết hiệu quả. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đã thu được nhiều lợi ích, không chỉ bởi vì các ngân hàng Hungary đã được mua bởi các nhà sở hữu giàu có và nhiều kinh nghiệm, mà còn bởi nó ngăn chặn sự xuất hiện của việc sở hữu cổ phần chồng chéo và các xung đột lợi ích.

2.4.3 Nhận xét

Do đặc thù của bối cảnh lịch sử kinh tế, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở 2 khu vực châu Âu hầu như đã bao quát 2 giải pháp tái cơ cấu cơ bản: tăng cường sở hữu của nhà nước đối với ngân hàng hoặc tư nhân hóa ngân hàng. Việc áp dụng biện pháp nào tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với những quốc gia đã có hệ thống pháp luật rõ ràng và chặt chẽ, thị trường tài chính năng động, cởi mở và nhiều tiềm năng, nền kinh tế có những tăng trưởng đáng tin cậy như các nước ở Tây Âu sau một thời gian đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường, việc tăng cường vai trò của nhà nước đối với hệ thống ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng là phù hợp vì chính phủ có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm quản lý và uy tín. Trong khi đó, các nước Đông Âu sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, trì trệ, đóng cửa; cấu trúc nền kinh tế giản đơn (hầu hết các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước), hệ thống pháp lý về kinh tế chưa hoàn thiện, chính phủ mới thiếu kinh nghiệm cần sự giúp đỡ rất lớn từ nguồn lực bên ngoài.

Do đó, bài học rút ra từ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của châu Âu đó là trước hết cần xác định bối cảnh kinh tế của quốc gia, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những đặc thù và nguồn lực sẵn có để có hướng đi phù hợp, sau đó mới tiến hành xây dựng những bước đi cụ thể. Giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng phải nằm trong tổng thể một gói chính sách vĩ mô đúng đắn có tầm nhìn.

Trên thực tế, việc đưa ra những quyết định gặp rất nhiều khó khăn. Vì tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay rất phức tạp và khó đánh giá, không có những điểm đặc trưng khác biệt lẫn nhau như 2 khu vực ở châu Âu. Các biện pháp đã được áp dụng ở cả Đông Âu và Tây Âu đều có thể áp dụng trong bối cảnh tại Việt Nam. Tuy nhiên để đi đến kết luận cụ thể và đưa vào vận hành thì cần có những nghiên cứu kỹ càng hơn về cách thức, ưu điểm và hạn chế của từng biện pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu KINH NGHIệM TÁI CấU TRÚC NGÂN HÀNG CủA THế GIớI VÀ HÀM Ý CHO VIệT NAM (Trang 32)