Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC)

Một phần của tài liệu KINH NGHIệM TÁI CấU TRÚC NGÂN HÀNG CủA THế GIớI VÀ HÀM Ý CHO VIệT NAM (Trang 45)

Chương 3: Hàm ý cho tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam

3.2.3 Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC)

Mục tiêu của công ty quản lý nợ

• Nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạn của toàn hệ thống;

• Góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả; Cơ cấu lại nợ tồn đọng, tiếp nhận quản lý các khoản nợ tồn động của NH bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp…

• Góp phần cải tiến quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng toàn hàng;

• Từng bước phát triển hoạt động mua bán nợ; quản lý, kinh doanh tài sản (cho thuê, mua bán, khai thác);

• Quản lý an toàn tài sản NH giao; đóng góp một phần lợi nhuận cho NH.

Theo đề án tái cấu trúc ở Việt Nam đã được ban hành vào ngày 1 tháng 3 năm 2012, nhưng cho đến nay, nhiều vấn đề còn tranh luận và chưa đi đến thống nhất. Đã có nhiều lập luận băn khoăn về sự ra đời của Công ty này khi nguồn vốn để hoạt động lớn trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn…Nợ xấu lớn đang làm cho chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên rất cao. Từ đó khiến nhiều NHTM không muốn giãn nợ và điều chỉnh giảm lãi suất do sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Việc chậm trễ hình thành một định chế như vậy có thể làm cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống không những không được giải quyết thậm chí còn tăng lên, càng cho tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi. Kinh nghiệm tái cơ cấu ở Hàn Quốc và Malaysia cũng cho thấy vai trò và sự thiết yếu của công ty mua bán nợ. Thực tế, cho thấy những thành quả nhất định từ việc thành lập công ty này. Tuy nhiên, chúng ta cần phải quan tâm đến những điều kiện tiên quyết để ra đời công ty mua bán nợ. Thứ nhất, hành lang pháp lý rõ ràng

Thứ hai, tập trung vào việc xử lí các khoản nợ xấu liên quan đến các dự án đầu tư công, là nợ xấu mà ngân hàng khó thu hồi nhất.

Tính cấp bách của thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản AMC Vấn đề nợ xấu

Khi Ngân hàng Nhà nước công bố con số nợ xấu là 8,6% thì nhiều ý kiến cho rằng với tổng nợ xấu lên hơn 220 ngàn tỉ đồng các ngân hàng không thể tự giải quyết. Từ đó đề án thành lập Cty quản lý tài sản VAMC được xúc tiến.

Nợ xấu ngân hàng luôn tồn tại, vấn đề tỉ lệ nợ xấu chấp nhận được là bao nhiêu. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời tại phiên chất vấn của Thường vụ Quốc hội ngày 21.8 thì tỉ lệ nợ xấu theo thông lệ quốc tế là dưới 3%. Như vậy với tỉ lệ 6% hiện tại của hệ thống ngân hàng thì chỉ còn cách mục tiêu mà Thống đốc đặt ra là 3%. Tổng dư nợ là 3 triệu tỉ thì các ngân hàng còn phải tiếp tục xử lý khoảng 90 ngàn tỉ đồng nợ xấu.

Trên phương diện tái cấu trúc hệ thống, việc xử lý nợ xấu phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Dư nợ hiện nay của toàn hệ thống ngân hàng lên đến khoảng 2,58 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 3/2012, theo thông tin từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Nếu tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 3,6% vào cuối tháng 3/2012 thì tổng số nợ xấu ước lượng khoảng 93.000 tỷ đồng hay 4,6 tỷ USD. Hơn nữa, nếu khoảng 50% nợ xấu có khả năng làm mất vốn các ngân hàng thì tình hình nợ xấu của toàn hệ thống có khả năng tiêu hủy khoảng 1/3 vốn chủ sở hữu hiện nay của toàn ngành.

Trên thực tế, với bất cứ quốc gia nào, vấn đề xử lý nợ xấu ngân hàng luôn khó khăn và phức tạp. Tại Việt Nam, vấn đề này cũng cần đặt lên hàng đầu trong quá trình tái cấu trúc.

Nhìn vào thực tế trong bối cảnh hiện nay thì việc thành lập Công ty Mua bán nợ quốc gia cần được nghiên cứu, tính toán hết sức thận trọng.

Nền kinh tế còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và hoạt động kinh doanh kém hiệu quả vẫn còn cao, các thị trường chứng khoán, bất động sản chưa khởi sắc… Dù việc thành lập công ty chỉ dùng một phần nhỏ vốn từ Nhà nước, còn lại phát hành trái phiếu và huy động từ tư nhân thì việc làm trên liệu có khả thi hay không khi thực tế nguồn ngân sách nhà nước đã phải chi rất nhiều để duy trì, điều tiết nền kinh tế cũng như phục vụ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển quốc gia. AMC của Viet Nam cần phải có nguồn lực mạnh, và nó cũng sẽ là hạn chế cho các quốc gia có nguồn lực hạn chế. Hơn nữa, không có ai dám mua trái phiếu của một công ty xử lý nợ nếu không có sự bảo lãnh của Nhà nước.

Cách thức thực hiện

Để tránh tình trạng nợ xấu của một số ngân hàng đang bị đe dọa dẫn đến mất vốn và nợ xấu cần phải khẩn trương đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng bằng cách khoanh lại và bán cho những công ty mua nợ và quản lý tài sản (AMC).

Vấn đề đặt ra: Một là, chính phủ cũng có thể dùng ngân sách mua những tài sản độc hại này qua NHNN hay hai là thông qua một cơ quan quản lý của Nhà nước. Khi đó, các ngân hàng bán nợ xấu có thể sẽ phải chịu một sự thiệt hại đáng kể vì phải chịu một giá chiết khấu cao tùy vào khả năng mất vốn của mỗi món nợ.

Nhưng làm như vậy, các ngân hàng này làm sạch được bảng cân đối kế toán và từ đó, tập trung vào kinh doanh và phục hồi sức khỏe tài chính hơn là tiếp tục mất rất nhiều nguồn lực trong việc theo đuổi và xử lý nợ xấu. Sự thiệt hại này có thể được bổ sung qua việc bơm thêm vốn điều lệ nếu được NHNN chấp thuận. Trong những trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính có thể xem xét việc mua cổ phiếu (cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu ưu đãi như trường hợp của Mỹ cách đây 4 năm) của những ngân hàng này để giúp họ chóng phục hồi. Trong trường hợp của Mỹ, Chính phủ Mỹ đã rất thành công trong chương trình này và năm ngoái, nhiều ngân hàng Mỹ đã mua lại những cổ phiếu ưu đãi đó từ Chính phủ Mỹ.

Đây cũng là chi phí cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, nếu sự thất thoát vì nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng Việt Nam cần phải được bổ sung bằng ngân quỹ quốc gia

và những nguồn tài chính khác, để hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn có thể có một tỷ lệ vốn an toàn như trước khi tái cấu trúc.

Mặt khác, chính phủ cần có động thái quyết liệt hơn trong việc cơ cấu mảng Đầu tư công và các DNNN nhằm hỗ trợ tối đa cho việc tái cơ cấu mảng Đầu tư công và các DNNN nhằm hỗ trợ tối đa cho việc tái cơ cấu hệ thống NHTM. Khi nền kinh ết được thúc đẩy, thì nợ xấu được thu hồi, mục tiêu xử lí nợ xấu được hoàn thành.

Một phần của tài liệu KINH NGHIệM TÁI CấU TRÚC NGÂN HÀNG CủA THế GIớI VÀ HÀM Ý CHO VIệT NAM (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w