Chương 3: Hàm ý cho tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam
3.2 Quá trình thực hiện tái cấu trúc ngân hàng và so sánh với các nước 3.3.1 Hoàn thiện hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống Bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam
Bảo hiểm cho tiền gửi của những người gửi tiền ở các tổ chức có huy động tiền gửi của dân chúng. Trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị phá sản thì tổ chức BHTG đứng ra chi trả tiền bảo hiểm cho người dân.
Chức năng tham gia giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, góp phần bảo đảm an toàn và sự phát triển bình thường của hệ thống tài chính - tín dụng. Đây là chức năng không thể thiếu của tổ chức BHTG, tổ chức BHTG phải tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia BHTG. Từ kết quả giám sát, tổ chức BHTG đưa ra những khuyến nghị cho các tổ chức tham gia BHTG nhằm ngăn
ngừa rủi ro, hạn chế đổ vỡ và trong giới hạn cho phép, tổ chức BHTG còn có thể hỗ trợ, thậm chí có quyền can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG khi có dấu hiệu mất an toàn.
Chức năng đầu tư kinh doanh, trong điều kiện của kinh tế hiện đại, tổ chức BHTG ở các nước phát triển không phải chỉ đơn thuần là công cụ của Chính phủ nhằm hạn chế những đổ vỡ tín dụng mang tính dây chuyền mà còn là một định chế tài chính độc lập, được quản trị và điều hành như một công ty và hoạt động vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Và khả năng tài chính của tổ chức BHTG không phải chỉ lệ thuộc vào ngân sách của Chính phủ mà nó phải tăng cường năng lực tài chính từ chính hoạt động của mình. Chẳng hạn như ở nước ta, BHTG Việt Nam hiện nay là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng trong tương lai đây sẽ là vấn đề cần phải được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp khi tổ chức BHTG đã thực sự lớn mạnh.
Không chỉ riêng ở Mỹ, trong thời kỳ khủng hoảng, Chính phủ nhiều nước khác đã sử dựng công cụ bảo hiểm tiền gửi (BHTG) như một “cứu cánh” để khôi phục niềm tin của công chúng vào thị trường bằng việc gia tăng các biện pháp bảo vệ người gửi tiền và giúp các ngân hàng đổ bể rút lui khỏi thị trường 1 cách có trật tự. So với hệ thống BHTG trên thế giới, hệ thống BHTG ở Việt Nam còn rất nhiều mới mẻ. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn hiện nay thì hệ thống BHTG Việt Nam vẫn còn một số tồn tại.
Việc bảo vệ người gửi tiền là vấn đề mang tính chất xã hội. Tuy nhiên, do nhiều lý do, BHTG đến nay vẫn còn xa lạ với một bộ phận người dân. Nguyên nhân do hạn mức chi trả thấp, nếu xảy ra đổ vỡ mức bồi thường tối đa cũng chỉ 50 triệu đồng ( trong khi 1 NHTM cỡ trung bình có quy mô tổng tài san 15000 tỉ đồng. Vì vậy, hạn mức bảo hiểm như hiện nay cần được đánh giá lại cho phù hợp khi thu nhập bình quân đầu người càng tăng, cộng với giá trị các khoản tiền gửi của người dân cũng tăng theo mức sống, không có phản ứng tiêu cực lên thị trường.
Ở Việt Nam, tổ chức BHTG được thành lập với kỳ vọng lớn là bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng nhưng lại không đủ vốn để hoạt động với tư cách là người BHTG thực sự cho tất cả những ai gửi tiền vào hệ thống tài chính nói chung, kể các NHTM hay quỹ tín dụng nhân dân.
Phương pháp thu phí bảo hiểm đồng hạng, về lâu dài sẽ tạo ra sự ỷ lại xét trên góc độ rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm, đồng thời không khuyến khích được được các tổ chức tham gia bảo hiểm hoạt đông tốt. Do vậy, BHTG nên quy định tính mức phí không đồng hạng đối với các tổ chức tham gia, phụ thuộc vào kết quả xếp loại, đánh giá mức độ rủi ro của mỗi tổ chức tham gia BHTG theo từng năm. Quy định như vậy sẽ tạo ra sự công bằng giữa
các chủ thể tham gia BHTG và phản ánh đúng bản chất, vai trò của bảo hiểm, hạn chế và khắc phục rủi roc ho các chủ thể tham gia bảo hiểm.
Trong bối cảnh tái cơ cấu mạnh mẽ hệ thống ngân hàng diễn ra trong thời gian qua, chính sách BHTG đã chứng minh vị thế quan trọng trong việc góp phần duy trì hoạt động lành mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng và phòng chống rủi ro đạo đức. BHTGVN đã tích cực triển khai hoạt động giám sát, cảnh báo sớm các rủi ro tiềm ẩn của các tổ chức tham gia BHTG. Trong trường hợp phát hiện một ngân hàng yếu kém hoặc có sai phạm, BHTGVN sẽ có trách nhiệm báo cáo và phối hợp với NHNN đề ra biện pháp hỗ trợ, xử lý hiệu quả nhất. BHTGVN cũng dự kiến trước một số “kịch bản” đối với các ngân hàng yếu kém, cụ thể: giám sát đặc biệt, sáp nhập – mua lại, đề nghị quốc hữu hóa hoặc đóng cửa nếu chi phí thấp hơn các biện pháp nêu trên. Các chuyên gia đều thống nhất quan điểm, ngoài các công cụ thanh tra ngân hàng, BHTG cũng là một công cụ hữu hiệu trong quá trình kiểm tra, giám sát từ xa các tổ chức tín dụng. Theo ông Bùi Khắc Sơn, hoạt động giám sát từ xa - kiểm tra tại chỗ phải dựa trên các cơ sở pháp lý (luật, nghị định, thông tư, quyết định), hệ thống các chỉ tiêu và biện pháp đảm bảo an toàn theo thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời có khả năng đo lường khả năng chịu đựng rủi ro của các tổ chức tín dụng, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh đó, cơ chế phối kết hợp và chia sẻ thông tin giữa BHTGVN với các cơ quan có liên quan cũng cần được triển khai bài bản. Nguồn thông tin giám sát rất phong phú và đa dạng, có thể là từ báo cáo của các tổ chức tín dụng, cơ quan giám sát của NHNN, cơ quan thống kê hoặc của Ủy ban Giám sát, Bộ Tài chính, các cơ quan truyền thông; hay từ các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế… Trên cơ sở các thông tin trên, BHTGVN sẽ có trách nhiệm phân tích, tổng hợp và xử lý nhằm đưa ra những nhận định chính xác đối với thị trường và đối với từng tổ chức tham gia BHTG.
Đồng thời, với sự ra đời Luật BHTG, hoạt động giám sát, phòng ngừa rủi ro đã được “nâng tầm” để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền và duy trì hoạt động an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng. “Tuy nhiên, quá trình triển khai Luật vẫn chưa thực sự nhanh và khẩn trương, nhất là vấn đề cụ thể hóa chính sách” - ông Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh. Theo các chuyên gia, những yếu tố, điều kiện để đưa các điều khoản của Luật đi vào cuộc sống hầu như vẫn chưa phát huy được tác dụng. Do đó, các cơ quan chức năng cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật, trong đó quan tâm tới việc tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm, áp dụng phương pháp tính phí theo rủi ro, đảm bảo tính độc lập tương đối của tổ chức BHTG… để sớm đưa Luật BHTG
vào cuộc sống, góp phần củng cố niềm tin công chúng vào hệ thống ngân hàng trong bối cảnh quá trình tái cơ cấu đang diễn ra mạnh mẽ.