Hàng A: 30 bao rơi xuống biển +20 bao rách vỡ Hàng B: Phần hàng bị nước cuốn khỏi tàu (20.000$)

Một phần của tài liệu ôn tập vận tải và bảo hiểm (Trang 80)

- Hàng B: Phần hàng bị nước cuốn khỏi tàu (20.000$)

2. Phân bổ tổn thất chung?

Bước 1: Tính Tổng TTC = 735.000

Bước 2: Tính giá trị chịu phân bổ TTC = Giá trị cứu được bởi hành động TTC

= Giá trị khi rời bến– TTR trước khi có hành động TTC

Tàu = (10.000.000 +2000 – cước lô C) – (150.000+2000: cước lô C sẽ không thu được do lô C cháy = 9.850.000

Hàng A, B, D – không có TTC nào xảy ra trước khi có hành động TTC => giá trị chịu phân bổ = Giá trị khi rời bến – 0 = Giá trị khi rời bến: Lô A= 600.000 Lô B = 1.200.000 Hàng D=600.000

Lô C = Giá trị rời bến: 250.000 – TTR trước khi có hành động TTC: 250.000 = 0

Tổng cộng:9.850.000+ 600.000 + 1.200.000+ 0 + 600.000 = 12.250.000

Bước 3: Tổng TTC: 735.000

Tỷ lệ chịu phân bổ = --- = 0,06 Tổng giá trị chịu phân bổ: 18.000.000

Bước 4: Tính số tiền phải đóng góp (lấy giá trị chịu phân bổ của từng quyền

lợi từ bước 2 đã làm ở trên)

Bước 5: Số tiền đóng (+) hoặc nhận về (-) thực tế của các quyền lợi

- Tàu: 9850.000 x 0,06 = 591.000- Hàng A = 600.000 x 0,06 = 36.000 - Hàng A = 600.000 x 0,06 = 36.000 - Hàng B = 1200 x 0,06 = 72.000 - Hàng C = 0 - Hàng D = 600.000 x 0,06 = 36.000 - Tàu: 591.000 – 35.000 = 556.000 (đóng vào) - Hàng A = 36.000 – 60.000 = - 24.000 (nhận về) - Hàng B = 72.000 – 400.000 = - 328.000 (nhận về) - Hàng C = 0 - Hàng D = 36.000 – 240.000 = - 204.000 (nhận về) Tổng cộng phải đóng góp = 735.000 556.000 -24.000-328.000-204.000 = 0

- Hàng A mua bảo hiểm B nên được Cty bảo hiểm bồi thường cho phần phải đóng góp TTC + 30 bao hàng mất nguyên kiện khi dỡ hàng tại cảng đích. 20 bao rách vỡ không được bồi thường.

Do hàng A mua BH dưới giá trị nên được bồi thường theo tỷ lệ A/V = 500/600 = 5/6 (đóng góp TTC:36.000 + 18.000) = 45.000

- Lô B mua bảo hiểm C nên được bồi thường cho phần đóng góp TTC, không được bồi thường cho phần hàng bị nước cuốn khỏi tàu.

- Lô C được bảo hiểm hàng cháy và lô D được bảo hiểm cho phần đóng góp TTC

Bài 2:

Một tàu chở 9000 tấn xi măng và 3000 tấn sắt xây dựng đang hành trình gặp bão bị mắc cạn, vỏ tàu bị thủng, nước chảy vào hầm hàng No1 làm ướt hỏng 260 tấn xi măng. Khi bão tan chủ tàu đã thuê sà lan đến dỡ bớt 700 tấn xi măng cho nhẹ tàu để ra cạn. Thuyền trưởng sử dụng máy cái chạy lùi hết công suất để ra cạn nhưng không ra được, máy bị hỏng nặng. Chủ tàu thuê hai tàu lai đến kéo tàu ra khỏi cạn và sau khi xếp hàng xi măng trên sà lan trở lại tàu đã kéo tàu và hàng đưa về cảng đích gần đó. Trong quá trình dỡ 700 tấn xi măng qua sà lan và sau đó xếp lại tàu, 50 tấn trong số đó đã bị hư hỏng mất giá trị sử dụng hoặc bị rơi mất xuống biển. Chi phí dỡ và xếp 700 tấn xi măng (kể cả tiền thuê sà lan) hết 19.800 USD. Chi phí thuê hai tàu lai hết 24.000 USD. Người ta xác định được ở cảng đích các số liệu sau: giá trị của tàu trước khi sửa chữa các hư hỏng là: 5.298.500 USD; giá mỗi tấn xi măng là 80 USD, giá mỗi tấn sắt xây dựng là 450 USD, tiền sửa chữa vỏ tàu thủng là 12.000 USD, sửa máy cái là 14.000 USD; cước phí mỗi tấn xi măng là 25 USD mỗi tấn sắt xây dựng là 22 USD; chi phí mà người vận chuyển phải bỏ ra để đưa 1 tấn hàng từ chỗ tàu bị nạn đến cảng đích cho đến lúc dỡ xong là 1 USD/1tấn. Hãy tính toán phân bổ các tổn thất nói trên.

Bài giải:

Bước 1: Tính tổng giá trị tổn thất chung

Trước hết ta phân tích về các tổn thất trong tai nạn:

Việc sửa chữa vỏ tàu thủng do mắc cạn 12.000 USD là tổn thất riêng. Giá trị 260 tấn xi măng bị ướt hỏng do nước biển vào hầm hàng qua lỗ thủng vỏ tàu là tổn thất

riêng. Phần cước phí bị mất của 260 tấn xi măng bị hỏng nói trên xảy ra do lực bất khả kháng (bão), vì vậy gây ra cho bên nào thì bên ấy phải tự gánh chịu.

Tiền sửa chữa máy tàu bị hỏng do làm việc quá tải khi ra cạn 14.000 USD là hy sinh tổn thất chung.

Giá trị 50 tấn xi măng bị hư hỏng và rơi xuống biển trong quá trình bốc xếp sang sà lan 700 tấn xi măng làm nhẹ tàu là hy sinh tổn thất chung:

80 USD/tấn x50 tấn = 4.000 USD

Phần cước phí chủ tàu bị mất do 50 tấn hàng bị hỏng và rơi xuống biển nói trên là hy sinh tổn thất chung: (25 USD/tấn -1 USD/tấn) x 50 tấn = 1.200 USD

Chi phí thuê hai tàu lai kể cả 2% hoa hồng được tính là chi phí tổn thất chung: 24.000 USD + 24.000 USD x 0,02 = 24.480 USD

Chi phí dỡ 700 tấn xi măng qua sà lan và xếp lại tàu sau đó, kể cả 2% hoa hồng được tính là chi phí tổn thất chung:

19.800 USD + 19.800 USD x 0,02 = 20.196 USD Vậy tổng giá trị tổn thất chung là:

14.000USD + 4.000USD + 1200USD + 24.480USD + 20.196USD = 63.876USD.

Bước 2: Tính giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung.

Giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung của phía chủ tàu gồm: Giá trị của tàu: 5.298.500 USD + 14.000 USD = 5.312.500 USD.

Giá trị cước phí lô hàng xi măng:

25 USD/tấn x (9.000 - 260 - 50) tấn + 1.200 USD = 218.450 USD Giá trị cước phí lô hàng sắt xây dựng:

22 USD/tấn x 3.000 tấn = 66.000 USD Cộng: 5.596.950 USD

Giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung của phía chủ hàng xi măng. 80 USD/tấn x (9.000 - 260 - 50) tấn + 4.000 USD = 699.200 USD

Giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung của phía chủ hàng sắt xây dựng:

Tổng giá trị tài sản chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung là:

5.596.950 USD + 699.200 USD + 1.350.000 USD = 7.646.150 USDBước 3: Tính tỷ lệ đóng góp tổn thất chung Bước 3: Tính tỷ lệ đóng góp tổn thất chung

Bước 4: Tính phần đóng góp của mỗi bên vào tổn thất chung. Phía chủ tàu phải đóng góp:

5.596.950 USD x 0,008354 = 46.757 USD Phía chủ hàng xi măng phải đóng góp: 699.200 USD x 0,008354 = 5.841 USD Phía chủ hàng sắt xây dựng phải đóng góp: 1.350.000 USD x 0,008354 = 11.278 USD Bước 5: Tính kết quả thanh toán tài chính

Phía chủ tàu đã chịu hy sinh tài sản và chi phí trong tổn thất chung là: 14.000 USD + 1.200 USD + 24.480 USD + 20.196 USD = 59.876 USD Vậy chủ tàu được thanh toán:

59.876 USD - 46.757 USD = 13.119 USD

Phía chủ hàng xi măng đã chịu hy sinh tài sản trong tổn thất chung là 4.000 USD, vậy còn phải bỏ ra đóng góp thêm:

5.841 USD - 4.000 USD = 1.841 USD

Phía chủ hàng sắt xây dựng chưa chịu hy sinh chi phí nào trong tổn thất chung, vậy phải đóng góp vào thanh toán tổn thất chung 11.278 USD.

Một phần của tài liệu ôn tập vận tải và bảo hiểm (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w