Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm chất lượng nước của hệ thống

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 111)

- Tỉnh Hải Dương

4.3. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm chất lượng nước của hệ thống

thống

Theo kết quả tìm hiểu thì vẫn có một số nguồn ô nhiễm trong khu vực BHH. Các nguồn ô nhiễm chính được trình bày trong phần dưới đây:

Công nghiệp: Có 193 doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất công nghiệp ở vùng hệ thống thủy lợi BHH, trong đó 162 cơ sở doanh nghiệp nằm dọc Quốc lộ 5. Sáu huyện không có cơ sở sản xuất công nghiệp gồm: huyện Gia Bình, Lương Tài (Bắc Ninh), Ân Thi, Khoái Châu (Hưng Yên), Thanh Miện, và Tứ Kỳ (Hải Dương).

Bảng 4.15: Số lượng các cơ sở công nghiệp trong vùng BHH – 2009

Tỉnh

Số lượng các cơ sở công nghiệp

số lượng các cơ sở công nghiệp thành lập trong giai đoạn 2006 - 2009 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Hưng Yên 171 34,83 121 39,03 Hải Dương 95 19,35 58 18,71 Bắc Ninh 19 3,87 19 6,13 Hà Nội 206 41,96 112 36,13 Tổng 491 100,00 310 100,00

(Nguồn: Hiện trạng môi trường các tỉnh (Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh 2010)

Tổng khối lượng nước thải công nghiệp xả ra hệ thống thủy lợi BHH là 39,0 m3/ngày, trong đó 14,9 m3/ngày xả ra sông Kim Sơn (38%), 12,0 m3/ngày xả ra sông Điện Biên (30,76%), và 12,1 m3/ngày xả ra sông An Cửu (31,24%).

Kết quả khảo sát tại một số cơ sở công nghiệp cho thấy 25,6% không có hệ thống xử lý nước thải; chỉ có 9,1% có công trình xử lý

nước thải cấp 3; xử lý hóa-lý kết hợp với xử lý sinh học; chủ yếu là các công ty liên doanh, các doanh nghiệp còn lại xử lý nước thải bằng bể lắng (42,9%) hoặc bể điều hòa sinh học (22,4%).

Làng nghề: Trong hệ thống thủy lợi BHH, có 25 làng nghề, trong đó 11 làng nghề ở Hưng Yên, 10 làng nghề ở Hải Dương, 3 ở Bắc Ninh và 1 ở huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội. Các làng nghề này có từ 10 – 100 hộ gia đình làm các nghề khác nhau như chế biến bột hồ, sản xuất bánh kẹo, đan chiếu cói, đúc đồng, lò mổ gia súc/gia cầm và tái sản xuất nhựa. Tổng khối lượng nước thải của các làng nghề này là 3.700 m3/ngày, trong đó 3.280 m3/ngày (89%) xả ra hệ thống thủy lợi BHH. Không có làng nghề nào có hệ thống xử lý nước thải; nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động chế biến, sản xuất xả trực tiếp ra các vùng tiếp nhận trong hệ thống thủy lợi BHH.

Nước thải sinh hoạt: Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt là 191.961 m3/ngày, trong đó 138.525 m3/ngày (72,2%) xả ra hệ thống BHH.

Bảng 4.16: Khối lượng nước thải sinh hoạt trong vùng BHH, 2009 Tỉnh Khối lượng nước thải sinh hoạt (m3/ngày) Khối lượng nước thải sinh hoạt xả ra hệ

Tổng khối lượng nước thải 2006 - 2009 Khối lượng (m3/ngày) Tỉ lệ % Hưng Yên 77. 401 59. 843 2.045 8,89 Hải Dương 69. 948 55. 958 9.542 41,51 Bắc Ninh 23.853 19.082 554 2,42 Hà Nội 34.571 26.637 10.845 47,18 Tổng 205.777 161.512 22.987 100

(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - năm 2010)

Kết quả khảo sát của Viện Khoa học Thủy lợi năm 2009 cho thấy huyện Gia Lâm-Hà Nội xả phần lớn khối lượng nước thải ra hệ thống thủy lợi BHH (11,4%), tiếp theo là huyện Khoái Châu, Tứ Lộc, Gia Lộc và Ninh Giang (5,5-6,6%). Sông Cầu Bây tiếp nhận hầu hết nước thải với lưu lượng 13.504 m3/ngày. Các đoạn sông Sài Thị-Bằng Ngang, Bằng Ngang - Tổng Hòa, Tổng Hòa - Cự Lộc tiếp nhận khối lượng nước thải ít hơn, khoảng 1.000 m3/ngày.

Thuốc trừ sâu và phân bón: Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của Công ty Cổ phần Đầu tư, Phát triển Tài nguyên & Môi trường và số liệu của Công ty tư vấn HASKONING cho thấy:

Tổng khối lượng phân bón sử dụng trong hệ thống thủy lợi BHH (2009) là 171.290 tấn, trong đó 156.500 tấn được sử dụng để bón lúa và 14.790 tấn để bón rau và hoa màu.

Nước thải y tế: Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của Công ty Cổ phần Đầu tư, Phát triển Tài nguyên và Môi trường, trong vùng dự án có 26 bệnh viện và trung tâm y tế với tổng số 3.035 giường bệnh. Khối lượng nước thải y tế từ các bệnh viện xả ra hệ thống BHH là 808 m3/ngày, chiếm 90,8% tổng khối lượng nước thải y tế. Hầu hết nước thải y tế không được xử lý mà xả trực tiếp ra sông kênh. Cho tới nay, nước thải chỉ được xử lý tại hai bệnh viện ở huyện Gia Lâm (công suất xử lý 129 m3/ngày), chiếm 14,5% tổng khối lượng nước thải y tế. Nước thải y tế được xả vào các sông Cửu An, Cầu Bây và sông Điện Biên, mỗi con sông này tiếp nhận 15-20% tổng khối lượng nước thải y tế.

Bảng 4.17: Khối lượng các loại nước thải khác nhau trong vùng BHH - 2009

Nguồn Khối lượng (m3/ngày)

Khối lượng nước thải sinh hoạt tăng trong giai

đoạn 2006-2009 m3/ngày % m3/ngày % Sinh hoạt 205.773 27,79 22.987 35,46 Công nghiệp 80.784 70,84 41.837 64,54 Làng nghề 3.280 1,13 0 0 Bệnh viện 808 0,28 0 0 Tổng 290.645 100 64.824 100

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w