Tình hìn hô nhiễm nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 30 - 36)

Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, VN đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á. Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới trong năm 2007 cũng cho thấy VN là một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn

nhất của tình trạng băng tan. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, VN sẽ mất 17% sản lượng nông nghiệp. Các chuyên gia dự báo Khu kinh tế Dung Quất tại VN có thể thấp hơn mực nước biển. 70% chất thải khí từ phương tiện giao thông. Các chuyên gia môi trường đã nhấn mạnh rằng sự sống và đời sống của con người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi môi trường toàn cầu. Trong thế kỷ tới, 1,8 tỉ người sẽ phải sống trong các khu vực khan hiếm nước và 2/3 trong số họ sẽ thiếu nước sạch. Khoảng 16.000 loài sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Quá trình phát triển nhanh chóng đã làm tăng các hoạt động xây dựng và đô thị hoá trên diện rộng, đặc biệt ở các khu đô thị. Các công trình xây dựng và nâng cấp nhà cửa, cầu đường đang diễn ra khắp mọi nơi, làm cho tình trạng bụi bặm càng trở nên trầm trọng. Theo các chuyên gia môi trường, nồng độ bụi tại các thành phố đô thị ngày càng tăng và vượt quá ngưỡng cho phép từ 2 đến 3 lần.

Cục Bảo vệ môi trường VN cho hay, tại các khu đô thị, 70- 90% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Các phương tiện này phát thải ra môi trường một lượng lớn carbon dioxide và các chất độc hại khác. Trước năm

1980, hơn 80-90% số dân thành thị sử dụng xe đạp. Hiện nay, hơn 80% số người dân sử dụng xe gắn máy. Năm 2007, Hà Nội có hơn 1,7 triệu xe máy và TPHCM có khoảng 3,8 triệu. Những con số này gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trung bình 10- 15%/năm.

Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thông và khói từ các khu công nghiệp, chất thải và nước thải cũng là những nhân tố chính gây lên tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và khu dân cư không có hệ thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối thiểu. Các chất thải không được qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh các thành phố. Các con sông như Tô Lịch, Kim Ngưu và sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Chính phủ VN khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế đồng thời có lợi cho môi trường và vì thế, theo những thông tin mới được công bố, Chính phủ hiện đang phối hợp với Gamuda - tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Malaysia - nhằm cải tạo công viên Yên Sở thành một công viên mang tầm cỡ quốc tế. 5 hồ trong công viên sẽ được nạo vét, nhà

máy xử lý nước thải sẽ được xây dựng với khả năng xử lý nửa lượng nước thải của HN, góp phần giảm ô nhiễm nước và không khí cho các khu vực lân cận.

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.Hàm lượng nước thải của các ngành

này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…

Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ở các

thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định.

Phần 3

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w