Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 53 - 58)

- Tỉnh Hải Dương

4.1.2.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

- Hiện trạng sản xuất trong vùng dự án:

Hiện nay các xã, huyện trong vùng dự án đã khai thác thế mạnh riêng của vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng để tập trung bố trí các loại cây lương thực, cây hoa mầu, cây công nghiệp ngắn ngày tăng vòng quay của đất. Vùng nội đồng (trong đê) được bố trí các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Vùng bãi bồi ven sông được bố trí các loại cây công nghiệp chịu lũ như đay. Cơ cấu mùa vụ đã chuyển đổi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, tăng vụ, đặc biệt là vụ đông.

Vùng dự án (10 trạm bơm) có 26.265,9 ha đất nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa), chiếm 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Khai thác sử dụng đất ngày càng cao, cơ cấu quy mô sử dụng đất biến đổi theo hướng thâm canh, tăng vụ khá thành công.

Đất nông nghiệp trong vùng dự án được khai thác, sử dụng một cách hợp lý do điều kiện địa hình hầu hết là đồng bằng khá bằng phẳng.

Tuy nhiên, còn một số nơi chưa có điều kiện về đầu tư để khai thác sử dụng đất hợp lý và hiệu quả như: diện tích úng ngập lớn, đất vườn tạp còn nhiều. Hiện trạng sử dụng đất vùng dự án được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của 10 tiểu dự án

1 TB Cầu Dừa 3.953,7 2.381,8 640,3 8,2 8,0 915,4 2 TB Cổ Ngựa 1.115,4 770,9 92,3 0,0 0,0 252,2

3 TB Đoàn Thượng 3.071,4 1.903,6 312,1 0,0 0,0 855,8 4 TB My Động 3.852,8 2.632,4 353,5 11,2 9,7 846,1 5 TB Kênh Vàng 8.387,0 4.100,2 828,5 3,2 13,2 3.441,9 6 TB Nhất Trai 2.145,0 1.437,9 283,8 10,2 12,6 400,5 7 TB Phú Mỹ 2.666,0 1.789,5 353,3 2,4 0,8 520,0 8 TB Chùa Tổng 3.237,0 2.017,0 679,2 32,6 25,5 482,7 9 TB Liên Nghĩa 4.819,0 3.090,8 1.144,6 0,0 0,0 583,6 10 TB Nghi Xuyên 9.196,0 6.142,0 2.331,4 64,2 66,1 592,3 Tổng cộng: 42.443,3 26.265,9 7.018,9 132,0 135,9 8.890,5

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp của các huyện trong vùng dự án

niên gián thống kê 2010)

- Số liệu trong bảng được tổng hợp từ 93 xã của 10 tiểu DA

Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của Công ty Cổ phần Đầu tư, Phát triển Tài nguyên và Môi trường và số liệu của công ty tư vấn HASKONING cho thấy: Tổng khối lượng phân bón sử dụng trong hệ thống thủy lợi BHH (2009) là 171.290 tấn, trong đó 156.500 tấn được sử dụng để bón lúa và 14.790 tấn để bón rau và hoa màu.

- Các nguồn cung cấp phân bón:

Có hai nguồn cung cấp phân bón chính: nguồn thứ nhất là các hợp tác xã nhà nước, chiếm 24,8 ÷ 27,2%. Nguồn thứ hai là từ tư nhân, chiếm 72,8 ÷ 75,2% lượng phân bón trong vùng.

- Các nguồn cung cấp thuốc trừ sâu:

Có hai nguồn cung cấp thuốc trừ sâu chính: nguồn thứ nhất là từ các hợp tác xã nhà nước, chiếm 24,8 - 26,2% tổng khối lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong vùng. Nguồn thứ hai là từ tư nhân, chiếm 73,8-75,2% tổng khối lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong.

Hiện nay vẫn còn khoảng 20 - 25% người dân sử dụng phân bón chưa đúng lúc, đúng cách và lạm dụng phân bón nên

hàm lượng các chất dư thừa do bốc hơi, rửa trôi từ việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí trên địa bàn các huyện cũng như chất lượng sản suất nông nghiệp.

Trong vùng Dự án, khối lượng thuốc trừ sâu và phân bón sử dụng cho một vụ lúa trung bình là: Phân hữu cơ 6,5 tấn/ha, urê 275 kg/ha, phân lân 400 kg/ha, kali 150 kg/ha và thuốc trừ sâu trung bình là 4 lít/ha.

Do tập quán canh tác, người dân thường tận dụng phân chuồng, sản phẩm của chăn nuôi nên việc sử dụng các loại phân hóa học và thuốc trừ sâu giảm dần.

Trong 5 năm gần đây do diễn biến thời tiết phức tạp nên dịch hại, sâu bệnh phát sinh đa dạng về chủng loại, tuy nhiên phạm vi ảnh hưởng nhiễm bệnh không lớn. Trạm Bảo vệ thực vật của các huyện trong vùng Dự án đã phối hợp cùng với các ngành chuyên môn làm tốt công tác điều tra phát hiện - dự tính dự báo tình hình sâu bệnh cho cây trồng, tham mưu kịp thời cho UBND các huyện biện pháp, thời điểm phòng trừ sâu, bệnh, không để xảy ra dịch hại lớn trên địa bàn các huyện, góp phần

hạn chế những thiệt hại cho nông dân. Các trạm cũng đã làm tốt chức năng thanh tra chuyên ngành, theo dõi thường xuyên các hộ kinh doanh thuốc BVTV, hướng dẫn, tuyên truyền cho nông dân sử dụng thuốc đúng quy định của ngành. Các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ được sử dụng phổ biến là: Padan, Bassa và Monitor sử dụng cho rau. Việc sử dụng thuốc trừ sâu đều theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT. Nên ô nhiễm đất nước do thuốc trừ sâu ngày càng giảm. Hiện nay trong vùng dự án không sử dụng Vofatox, DDT và 666 nữa.

- Diện tích và năng suất cây lúa:

Những năm gần đây năng suất lúa vùng dự án không ổn định, thấp nhất là khu vực thuộc trạm bơm Liên Nghĩa, năng suất vụ mùa chỉ đạt 46,6 tạ/ha do chưa chủ động tưới tiêu. Khu vực thuộc trạm bơm tưới Phú Mỹ có nguồn nước tưới chủ động hơn, không bị ngập úng nên năng suất lúa vụ Đông xuân đạt tới 67,55 tạ/ha.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w