Những giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế nguồn nước

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 117 - 123)

- Tỉnh Hải Dương

4.4. Những giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế nguồn nước

a) Biện pháp quản lý

+ Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT

Để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân thì biện pháp cơ bản nhất đối với một hệ thống cơ sở là cần thực hiện quy hoạch quản lý sản xuất sao cho thích hợp. Giải quyết tốt quy hoạch tổng thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất do sản xuất gây nên. Do đó các cấp có thẩm quyền cần xây dựng lộ trình để các có những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế được mức độ ảnh hưởng của nó:

+ Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức: Tăng cường sự phối kết hợp của các tổ chức chính trị xã hội, các Đoàn thể quần chúng trong công tác giáo dục truyền thông môi trường, thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động, phát huy có hiệu quả hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt.

- Thôn phải thành lập tổ, nhóm làm công tác vệ sinh môi trường trong phạm vi hoạt động và tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh công cộng.

+ Tăng cường pháp chế trong công tác quản lý môi trường Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong trong khu vưc lân cạn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước.

+ Tăng cường năng lực quản lý môi trường

Trong quá trình triển khai thi công và vận hành DA, vấn đề tự quản lý và nhận biết chất lượng nước sinh hoạt của người dân rất cần thiết. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức cho người dân về môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là việc thu gom và xử lý rác thải là rất cần thiết. Chỉ khi có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên môi trường mới có hiệu quả. Để làm tốt công tác đó, chương trình tập huấn được đề xuất như sau:

Bảng 4.18: Các hoạt động tăng cường năng lực quản lý môi trường

TT Hoạt động Đơn vị tổ chức

Thời gian

dự kiến Địa điểm

1 Tập huấn nâng cao nhận thức BVMT Sở TN&MT Trước khi DA thi công Các xã, TTrấn trong vùng DA 2 Thiết kế mô hình xử lý nước sinh hoạt vùng bị ô nhiễm TT nước sạch và VSMT Trước khi DA thi công Các xã, TTrấn trong vùng DA 3 Xây dựng quy trình xử lý chất thải sinh hoạt Sở TN&MT Giai đoạn DA thi công Các xã, TTrấn trong vùng DA

- Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền:

Trong những năm qua chất thải của các hộ sản xuất tự do thải vào môi trường mà các chủ cơ sở sản xuất không có trách nhiệm gì đối với việc đổ thải, chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng. Vì vậy cần phải thực hiện thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất. Hàng tháng, mỗi hộ phải nộp một số tiền nhất định theo khối lượng sản phẩm làm ra. Số tiền này được đưa vào quỹ dùng để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường và đền bù cho những người bị thiệt hại do vấn đề môi trường.

b) Biện pháp kỹ thuật :

Giảm thiểu lượng nước thải và tránh hiện tượng chảy tràn trên bề mặt. Ngoài ra cũng có các biện pháp thu gom và xử lý nước thải tạm thời trong quá trình thi công vận hành.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân.

Kiểm soát tốt việc xả thải bằng cách bố trí nơi tập trung rác trong khu vực lán trại, phân công người định kỳ đưa đến nơi thu gom.

Các phương tiện bốc xếp, vận chuyển phải còn niên hạn sử dụng và thường xuyên được duy tu bảo dưỡng, khuyến khích việc sử dụng các phương tiện, máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Thường xuyên thanh tra giám sát việc sử dụng và bảo dưỡng các loại phương tiện vận chuyển và thi công.

Tuyệt đối không đổ dầu mỡ thải vào môi trường.

Không rửa phương tiện, dụng cụ thi công dưới sông hay sát bờ sông để bùn đất, dầu mỡ và các chất thải khác không bị trôi xuống sông.

Các kho hoá chất, thiết bị, nguyên vật liệu thi công ngoài việc thuận tiện cho thi công còn cần phải được bố trí nơi cao ráo, ít khả năng bị ngập nước, xa các nguồn nước:

Khu vực lưu trữ nguyên vật liệu là chất lỏng phải có gờ bao, mái che để các vật liệu lỏng không rò rỉ ra đất, nước ở khu vực xung quanh.

Có biển báo nguy hiểm đối với các chất độc hại và biển báo cấm lửa đối với vật liệu dễ cháy, nổ.

Che chắn hoặc cô lập các đống vật liệu rời, tạo đường thoát nước xung quanh các đống vật liệu này sao cho vật liệu rời không thể đi vào dòng chảy tới nguồn nước

Dầu thải, các chất gây ô nhiễm dạng lỏng khác phải được thải bỏ đúng quy trình quy phạm hiện hành.

Phần 5

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w