- Tỉnh Hải Dương
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1 Kết luận
Dựa vào kết quả đánh giá nhìn chung ta có thể thấy được nguồn nước của hệ thống thủy lợi BHH đạt được một số TCVN cho phép về hàm lượng các chất . Bên cạnh đó còn có một số vẫn đề cần phải giải quyết và xử lý:
Chất lượng nguồn nước ô nhiễm không đồng đều, tình trạng ô nhiễm chủ yếu tập trung ở các khu vực gần các khu nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và đặc biệt là cống xả thải của một số làng nghề,…Cụ thể:
* Chất lượng nước mặt
+ Chất lượng nước trên các kênh và sông chính trong hệ thống BHH không đáp ứng được tiêu chuẩn về nước mặt cho cấp nước sinh hoạt.
+ Chất lượng nước ở hầu hết các sông, kênh đáp ứng được tiêu chuẩn nước mặt cho hoạt động tưới, trừ một số nơi có thông số
NO2-, NH4+, và Coliform quá cao. Không nên sử dụng các nguồn nước của hệ thống thủy lợi BHH để tưới rau.
+ Các sông, kênh trong hệ thống thủy lợi BHH bị ô nhiễm do các kim loại nặng gây ra như As, Pb, và Cd. Tuy nhiên, nồng độ các kim loại nặng khác hầu như thấp hơn mức độ cho phép.
+ Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và khối lượng nước thải tăng lên trong khu vực BHH. Do vậy, kết quả phân tích chất lượng nước giai đoạn 2004-2007 cho thấy độ nhiễm bẩn trong nước ở khu vực này đang tăng lên, đặc biệt là Nitrite (N02-), ammonia (NH4+), và vi sinh vật.
+ Mức độ ô nhiễm nước trên các sông kênh chính đạt từ mức độ cao đến mức độ thấp. Sông Kim Sơn bị ô nhiễm nặng hơn sông Cửu An, Đình Đào, Điện Biên và Tây Kẻ Sặt.
* Chất lượng nước ngầm
Nhìn chung chất lượng nước ngầm ở khu vực BHH vẫn còn tốt, trừ ở một số nơi (các làng nghề) nước bị ô nhiễm do các chất
hữu cơ và kim loại nặng gây ra và độ mặn đạt mức cao ở các huyện Gia Bình và Lương Tài – tỉnh Bắc Ninh cụ thể:
+ Tỉnh Hưng Yên: Kết quả phân tích của 3 mẫu nuớc ngầm tầng nông (NN8, 9, 10) cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, trừ mẫu NN9 có nồng độ NH4+ đã vượt tiêu chuẩn, mẫu NN8 có nồng độ Fe lớn gấp 21,6 lần và Coliform vượt gấp 1,51 – 3,52 lần so với quy chuẩn cho phép.
+ Tỉnh Hải Dương: Kết quả phân tích của 4 mẫu nuớc ngầm tầng nông (NN4, 5, 6,7) cho thấy hầu hết các thông số đều trong giới hạn cho phép, trừ nồng độ Fe vượt 2,7 – 3,88 lần và Coliform vượt từ 1,9 – 5,04 lần so với quy chuẩn cho phép.
+ Tỉnh Bắc Ninh: Kết quả phân tích của 3 mẫu nuớc ngầm tầng nông (NN1, 2, 3) cho thấy hầu hết các thông số đều trong giới hạn cho phép, trừ nồng độ Fe vượt từ 2,6 – 3,78 lần và Coliform vượt từ 1,52 – 21 lần so với quy chuẩn cho phép.
+ Trong hệ thống thủy lợi BHH, có 25 làng nghề, nước thải làng nghề trong các vùng thuộc hệ thống vẫn chưa được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp
qua kênh rạch. Do đó, ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt từ hoạt động chế biến, sản xuất xả trực tiếp ra các vùng tiếp nhận trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
+ Một số cơ sở công nghiệp cho thấy 25,6% không có hệ thống xử lý nước thải; chỉ có 9,1% có công trình xử lý nước thải cấp 3; xử lý hóa-lý kết hợp với xử lý sinh học; chủ yếu là các công ty liên doanh, các doanh nghiệp còn lại xử lý nước thải bằng bể lắng (42,9%) hoặc bể điều hòa sinh học (22,4%). Các nhà máy xí nghiêp chưa có hệ thống xử lý nước thải triệt để mà chủ yếu vẫn là xả thải trực tiếp ra hệ thống kênh mương.
+ Tổng khối lượng phân bón sử dụng trong hệ thống thủy lợi BHH (2009) là 171.290 tấn, trong đó 156.500 tấn được sử dụng để bón lúa và 14.790 tấn để bón rau và hoa màu. Hàm lượng của các
chất hóa học không được hấp thụ hết trực tiếp chảy ra hệ thông nước.
+ Khối lượng nước thải y tế từ các bệnh viện xả ra hệ thống BHH là rất lớn. Hầu hết nước thải y tế không được xử lý mà xả trực tiếp ra sông kênh. Cho tới nay, nước thải chỉ được xử lý tại hai bệnh viện ở huyện Gia Lâm (công suất xử lý 129 m3/ngày), chiếm 14,5% tổng khối lượng nước thải y tế. Nước thải y tế được xả vào các sông Cửu An, Cầu Bây và sông Điện Biên, mỗi con sông này tiếp nhận 15-20% tổng khối lượng nước thải y tế.
5.2. Kiến nghị
Dự án “Xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải” ngoài những tác động tiêu cực về môi trường là đặc thù riêng của các dự án thủy lợi, thì không có tác động tiêu cực nào đặc biệt và đáng kể. Trong khi tác động tích cực là to lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với nhân dân vùng DA và các khu vực lân cận. Do vậy, đề nghị các Ban, Ngành có liên quan quan tâm để dự án được thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Để phát huy hiệu quả công trình, đề nghị thực hiện chương trình quản lý tới có sự tham gia.
Kiến nghị các Sở, ban ngành của các tỉnh có dự án tiếp tục phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường được đề xuất trong các giai đoạn (chuẩn bị xây dựng, xây dựng và quản lý vận hành) của dự án nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa – đô thị hóa ồ ạt như hiện nay, cần phải có chiến lược quản lý chất lượng nước đối với các hệ thống thủy nông vùng ven đô thị. Biện pháp xây dựng công trình phải đi đôi với thu gom và xử lý nước thải thì mới đảm bảo nguồn nước tốt. Việc này phải có sự phối hợp giữa các ban nghành khác nhau đồng thời phải có sự tham gia chặt chẽ giưa cộng đồng.