dung, điều kiện áp dụng của chiến lược phát triển thị trường.(nhóm 1)
* Các tình huống doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược tăng trưởng tập trung khi:
- Doanh nghiệp có sự dồi dào về nguồn lực.
- Thị trường ngành chưa bão hòa, doanh nghiệp còn có khả năng khai thác. - Nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp đang có uy tín, được tin tưởng. - Sản phẩm có khả năng cải tiến hoặc đa dạng hóa mẫu mã.
- Doanh nghiệp còn dư thừa năng lực sản xuất.
* Chiến lược phát triển thị trường:
- Nội dung: là chiến lược tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách bán các sản phẩm hiện tại trên thị trường mới. Các thị trường mới có thể khai thác như: khu vực địa lý mới, khách hàng mục tiêu mới, công dụng mới của sản phẩm.
- Điều kiện áp dụng:
+ Doanh nghiệp dồi dào về nguồn lực để mở rộng sang thị trường mới.
+ Kênh phân phối sẵn sàng và tin cậy để khai thác thị trường mới dẫn đến chi phí đầu tư cho thị trường mới đầy tiềm năng, hấp dẫn.
+ Doanh nghiệp còn dư thừa khả năng sản xuất. + Thị trường mới chưa bão hòa.
+ Khách hàng có sự chuyển hướng về sở thích và đánh giá. - Biện pháp thực hiện:
+ Tìm kiếm các thị trường trên địa bàn hoàn toàn mới bằng các nỗ lực marketing như: tìm kiếm các nhà phân phối, mở rộng các đội ngũ bán hàng…
+ Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm: Nhiều sản phẩm có rất nhiều công dụng mà doanh nghiệp có thể khai thác và mỗi công dụng mới đó có thể tạo ra thị trường hoàn toàn mới đồng thời giúp doanh nghiệp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
+ Tìm khách hàng mục tiêu mới: Khi thiết kế sản phẩm ban đầu nhiều doanh nghiệp chỉ hướng đến một hoặc vài đối tượng là khách hàng mục tiêu. Trong quá trình phát triển các nhà quản trị Marketing, người bán hàng phát hiện ra những đối tượng khác cũng có nhu cầu đối với sản phẩm này thông qua các cuộc khảo sát thị trường có chủ đích hoặc tình cờ.
Ví dụ: Khi thiết kế quần Jean khách hàng mục tiêu mà Levi hướng đến là phái nam nhưng khi phát hiện phái nữ cũng sử dụng sản phẩm này Levi đã phát triển các chương trình quảng cáo sản phẩm hướng đến cả phái nữ.