điều chỉnh CL và điều chỉnh vấn đề gì?. tại sao?(nhóm 7)
Chiến lược kinh doanh của 1 doanh nghiệp về bản chất là cách thức hay con đường dài hạn mà doanh nghiệp lựa chọn để cạnh tranh, để kinh doanh hiệu quả trong một môi trường kinh doanh với hiện trạng và những dự báo đã được phân tích kỹ. Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp thường được lựa chọn trên cơ sở phân tích cẩn trọng các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (vĩ mô, vi mô...); và thường được duy trì nhất quán trong một thời kỳ dài (5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn). Để đối phó với các đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi của yếu tố môi trường bên ngoài và có khi là cả môi trường bên trong thì các nhà quản trị thường phải thay đổi các chiến lược để tạo thuận lợi cho bản thân doanh nghiệp hiện tại đồng thời thích ứng được với những thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như trong chính nội bộ bản thân doanh nghiệp. Sự phát triển của thị trường ngày càng nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng đa dạng do sự cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt nên nhà quản trị chiến lược phải thực hiện chiến lược điều chỉnh và điều chỉnh chiến lược là vấn đề bình thường nhưng cần phải bám theo trục đường chính là chiến lược mà doanh nghiệp đã chọn. Nếu doanh nghiệp có những thay đổi trong ngắn hạn thì tốt nhất hãy xem đó là những chiến thuật mang tính đối phó, thích ứng hơn là 1 chiến lược kinh doanh dài hạn, mang tính chủ động. Trong trường hợp buộc phải thay đổi gốc rễ, căn cơ các phương thức kinh doanh, cạnh tranh, doanh nghiệp nhất thiết phải phân tích kỹ để hoạch định một chiến lược kinh doanh dài hơi cho nhiều năm sau. Điều gì sẽ xảy ra sau một năm, hai năm, thậm chí năm, mười năm... doanh nghiệp không thể không tính đến khi hoạch định chiến lược kinh doanh này. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ phải trải qua 4 giai đoạn trong chu kì sinh tồn của mình nên trong từng giai đoạn, từng thời kì nhà quản trị sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
Ví dụ minh họa chứng minh doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh họ điều chỉnh chiến lược và điều chỉnh vấn đề gì?. Giải thích tại sao?.
Câu chuyện Agribank xây dựng chiến lược “ phát triển thương hiệu “ giai đoạn 2009-2010. Nếu ở giai đoạn đầu được thành lập (1988-1990) với tên gọi là ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam, khái niệm thương hiệu chưa được định hình rõ thì đến giai đoạn 1990-1996 với việc đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, hoạt động theo cơ chế của 1 ngân hàng thương mại tự chủ, Agribank bắt đầu quan tâm tới việc định hình, hình thành thương hiệu cho mình. Tháng 1/1991, ngân hàng chính thức lựa chọn logo hình vuông 4 màu: màu nâu đất, xanh lá cây, vàng, trắng, có 9 hạt lúa vàng kết nối thành hình chữ S, hình đất nước Việt Nam, bên ngoài có chữ “Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam” viền bao xung quanh bên trong có chữ viết tắt tiếng anh VBA. Năm 1996, sau khi đổi tên thành ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty thì hình ảnh, vị thế và uy tín của Agribank dần được khẳng định trong nước và được biết đến trong khu vực, thế giới. Biểu tượng logo trên tiếp tục sử dụng và có thay đổi phù hợp với phần tên mới của ngân
hàng và các chữ cái tiếng anh viết tắt là VBARD với câu định vị thương hiệu “mang phồn thịnh đến khách hàng” được sử dụng cho tới hôm nay.
Agribank thực hiện điều chỉnh chiến lược này vì: Càng ngày thị trường các phát triển nên việc định vị thương hiệu của các ngân hàng, doanh nghiệp hết sức quan trọng. Nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 thì việc xây dựng, phát triển thương hiệu, tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng đối tác và cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định tới tương lai phát triển của mọi tổ chức. Bởi thương hiệu chính là kết tinh trí tuệ, tài năng, sang tạo của doanh nghiệp, là uy tín là văn hóa chính của doanh nghiệp đó.