Về pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

Theo tiến trình phát triển của xã hội loài người, quyền con người về mặt pháp lý ngày càng được củng cố, mở rộng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người trong xét xử hình sự nói riêng cũng là công việc thường xuyên, liên tục. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường - trưởng đoàn đại biểu nước ta tham dự khoá họp hàng năm lần thứ 56 của Uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc họp tại Giơ ne vơ, ngày 28/3/2000 đã phát biểu: "Phấn đấu để đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền con người là trách nhiệm thường xuyên của mọi quốc gia.

Trên thực tế, tất cả các quốc gia trên thế giới cần phấn đấu để vượt qua thách thức này. Điều quan trọng là các Chính phủ luôn coi trọng mục tiêu phấn đấu vì các quyền con người và có chính sách nhất quán để thực hiện mục tiêu đó" [14,8]. Quyền con người của bị cáo, trước tiên phụ thuộc vào các quy định của luật và tính khả thi của nó. Do đó, pháp luật phải có quy định cụ thể, mang nội dung xác định, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ giữa một bên là cơ quan tiến hành tố tụng, một bên là bị cáo và đại diện của họ.

Hiện nay, thực tiễn cuộc sống đang đặt ra vấn đề cần hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người đối với bị cáo với những nội dung cơ bản như sau:

Về các qui định của pháp luật về tội phạm, trách nhiệm hình sự, về lỗi Như đã phân tích, Điều 8 BLHS hiện nay liệt kê một cách khá dài các khách thể được luật sự sự bảo vệ. Nhưng chưa hết, sau đó còn phải quy định thêm: xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Như vậy, những khách thể được nêu ra là rất cụ thể nhưng vừa dài lại vừa thiếu. Do đó, cần đưa ra quy định ngắn gọn nhưng vẫn bảo đảm bao quát hết được các khách thể mà luật hình sự cần bảo vệ.

* Về khái niệm tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho cá nhân, xã hội, quốc gia hay hoà bình, ổn định và phát triển của quốc tế được qui định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các khách thể được luật hình sự bảo vệ.

Qui định như trên là phù hợp ở chỗ, nó bảo đảm tính thống nhất về lô gíc pháp lý, đầy đủ và ngắn gọn về kỹ thuật lập pháp đồng thời mang tính tổng hợp và khái quát cao. Qui định trên cũng đã phân biệt rạch ròi bốn nhóm đối tượng được luật hình sự bảo vệ thuộc cá nhân, xã hội, quốc gia và quốc tế mà không cần thiết phải liệt kê dài các khách thể cụ thể.

Điều 8 BLHS cũng chỉ nên dừng lại ở việc qui định "khái niệm tội phạm". Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, trong "khái niệm tội phạm" có thể

nêu như thế nào là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là khó thuyết phục. Bởi lẽ, rõ ràng đó là qui định phân loại tội phạm cho nên cần được tách riêng khỏi "khái niệm tội phạm" để bảo đảm tính rành mạch, cụ thể, không chồng chéo của pháp luật.

Điều 8 BLHS có tên gọi là "khái niệm tội phạm" cho nên, thiết nghĩ, ở đó chỉ cần quy định thế nào là tội phạm là đủ và phù hợp. Còn khoản 4 điều này cũng nên được tách riêng thành một điều độc lập. Có nghĩa là, tiếp theo điều qui định về khái niệm tội phạm sẽ là điều qui định không phải là tội phạm sẽ hợp lý hơn.

* Chế định trách nhiệm hình sự được coi là chế định quan trọng trong pháp luật hình sự, nên cần được chính thức quy định trong Bộ luật hình sự theo hướng sau:

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mang tính cưỡng chế Nhà nước do Toà án áp dụng đối với người phạm tội và được thực hiện bằng hình phạt cụ thể do Bộ luật hình sự qui định.

Trước hết, qui định này khắc phục được "lỗ hổng" trong Bộ luật hình sự. Hay nói cách khác, nó góp phần hoàn chỉnh kỹ thuật lập pháp (hình sự) ở nước ta hiện nay. Qui định này cũng thể chế hoá được qui định tại Điều 72 Hiến pháp, thể hiện rõ tinh thần nhân đạo "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật". Nó thể hiện được lô gíc: không có tội phạm sẽ không có trách nhiệm hình sự và thể hiện được nguyên tắc: trách nhiệm hình sự do Toà án áp dụng. Đồng thời nó cũng nêu lên được căn cứ duy nhất của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện tội phạm.

Thể hiện tinh thần nhân đạo Bộ luật hình sự nước ta quy định chủ thể của luật hình sự chỉ có thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, tội phạm chỉ có thể do người người có năng lực trách nhiệm hình

sự thực hiện. Và hình phạt cũng chỉ có thể được áp dụng đối với người có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó, năng lực trách nhiệm hình sự là gì, cần phải được khảng định trong Bộ luật hình sự.

Năng lực trách nhiệm hình sự có thể được hiểu là trạng thái của người trong thời gian thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi do bị thực hiện và có khả năng điều khiển được hành vi đó theo ý định của mình.

Ngoài việc quy định năng lực trách nhiệm hình sự với những nội dung nêu trên, pháp luật hình sự của một số nước (Nga, Pháp, Đức) còn có qui định về năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế. Bởi vì, trong thực tiễn cuộc sống, bên cạnh các trường hợp có (đầy đủ) năng lực trách nhiệm hình sự và không có năng lực trách nhiệm hình sự, cũng có cả các trường hợp năng lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế. Có nghĩa là người trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải hoàn toàn mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình mà khả năng nhận thức hoặc khả năng điểu khiển hành vi bị hạn chế. Từ thực tiễn đó, Bộ luật hình sự cần qui định năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế để bảo đảm tính chặt chẽ của pháp luật đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để Toà án áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và xem xét giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hình sự. Nội dung của qui định về năng lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế, có thể là:

Năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế là trạng thái bệnh lý của người trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ không có khả năng hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi do mình thực hiện và không có khả năng hoàn toàn điều khiển được hành vi đó.

Ngoài ra, như đã phân tích ở Chương 2, chúng tôi cho rằng quy định tại Điều 24, BLHS hiện hành là chưa hợp lý. Tính chất đặc biệt của khách thể chỉ

là một trong nhiều yếu tố tạo nên tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nó đã được tính đến khi quy định hình phạt đối với mỗi tội phạm. Các tội phạm thuộc hai chương này có tính nguy hiểm cho xã hội cao đến mức cần phải quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặt khác, xuất phát từ tinh thần nhân đạo xã hội của chủ nghĩa của nhà nước ta, việc quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mọi trường hợp phạm tội thuộc hai chương này cũng là không phù hợp. Ngay cả trong trường hợp để đảm bảo sự phù hợp với pháp luật quốc tế cần phải quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm nhất định thì cũng chỉ nên lựa chọn những tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội rất cao để quy định như vậy.

Từ những phân tích và nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng Luật Hình sự Việt Nam chỉ nên quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; tội chống loài người và tội phạm chiến tranh. Đối với tất cả các tội phạm còn lại cần quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự một cách phù hợp trên cơ sở tính nguy hiểm cho xã hội của chúng.

Bên cạnh đó, cần khắc phục hạn chế trong các quy định về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Xuất phát từ cơ sở khung hình phạt được quy định đối với các tội phạm cụ thể là chuẩn được sử dụng để xác định các mức giảm nhẹ theo các tiêu chí khác nhau, chúng tôi cho rằng, những bất cập liên quan đến đường lối xử lý ngươi chưa thành niên phạm tội cần được giải quyết một cách cụ thể bàng những quy định mang tính phân hóa về khung hình phạt. Cụ thể là, tại Điều 96 trong các quy định về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội nhà làm luật cần bổ sung quy định về khung hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội như sau: Khung hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được

xác định trên cơ sở khung hình phạt được quy định trong điều luật về tội phạm cụ thể theo nguyên tắc: a) Nếu khung hình phạt tương ứng trong điều luật quy định hình phạt nặng nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì khung hình phạt được áp dụng đối với người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội có mức hình phạt tối đa là 18 năm tù và mức hình phạt tối thiểu bằng ba phần tư mức hình phạt tối thiểu của khung hình phạt đó; khung hình phạt được áp dụnh đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội có mức hình phạt tối đa là 12 năm tù và mức hình phạt tối thiểu bằng một phần hai mức hình phạt tối thiểu của khung hình phạt đó. Ví dụ: Khoản 4 Điều 195 Bộ luật Hình sự quy định khung hình phạt là phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân. Vậy khung hình phạt được áp dụng đối với người từ 16 tuổi đén dưới 18 tuổi khi phạm tội thuộc khung hình phạt này là phạt tù từ 15 năm đến 18 năm và khung hình phạt được áp dụng đối với người từ 14 tuổi đền 16 tuổi khi phạm tội thuộc khung hình phạt này là phạt tù từ 10 năm đến 12 năm; b) Nếu khung hình phạt tương ứng trong điều luật quy định hình phạt duy nhất là tù có thời hạn thì khung hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi khi phạm tội có mức hình phạt tối đa và mức hình phạt tối thiểu bằng ba phần tư mức hình phạt tối đa và mức hình phạt tối thiểu của khung hình phạt đó; khung hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi khi phạm phạm tội có mức hình phạt tối đa và mức hình phạt tối thiểu bằng một phần hai mức hình phạt tối đa và mức hình phạt tối thiểu của khung hình phạt đó. Ví dụ: khoản 3 Điều 165 quy định khung hình phạt là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Vậy khung hình phạt được áp dụng đối với người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội thuộc khung hình này là phạt tù từ 7 năm 6 tháng đến 15 năm và khung hình phạt được áp dụng đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội thuộc khung hình này la phạt tù từ 15 năm đến 10 năm; c) Nếu khung hình phạt tương ứng trong điều luật quy định nhiều

loại hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội cũng bao gồm tất cả các loại hình phạt đó với các mức hình phạt tối đa và mức hình phạt tối thiểu của mỗi loại hình phạt bằng ba phần tư các mức tương ứng của khung hình phạt đó; khung hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội cũng bao gồm tất cả các loại hình phạt đó với các mức hình phạt tối đa và mức hình phạt tối thiểu của mỗi loại hình phạt bằng một phần hai các mức tương ứng của khung hình phạt đó. Ví dụ: khung hình phạt được quy định tại khoản 3 Điều 222 là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Vậy khung hình phạt được áp dụng đối với người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội thuộc khung hình này là phạt tiền từ 375 triệu đồng đến 750 triệu đồng hoặc bị phạt tù 3 năm 9 tháng đến 7 năm 6 tháng và khung hình phạt được áp dụng đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội thuộc khung hình này là phạt tù từ 2 năm 6 tháng đến 5 năm.

Vì đã có sự thay thế của quy định mang tính cơ sở này, những quy định riêng lẻ nhằm phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội có liên quan sẽ được bỏ đi. Những quy định đó là: đoạn 2 Điều 72 (quy định mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định), đoạn 2 Điều 73 (quy định thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định) và toàn bộ Điều 74.

Liên quan đến việc hoàn thiện các quy định về chế tài để bảo vệ tốt hơn

quyền con người, chúng tôi cho rằng tinh thần “giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm” mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã quán triệt là đúng đắn. Hệ thống chế tài đối với các tội phạm cụ thể hiện nay vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện theo hướng làm

mềm hóa bằng cách tăng cường hơn nữa vai trò của các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù.

Cùng với việc nghiên cứu để hoàn thiện các hình phạt này theo hướng nâng cao hiệu quả áp dụng của chúng trong tực tiễn, các chế tài cần được quy định theo hướng mở rộng khả năng áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù và quy định thêm các chế tài lựa chọn giữa các hình phạt này trong những trường hợp mức độ nghiêm trọng của tội phạm cho phép. Theo chúng tôi những tội phạm có thể xem xét để chế tài chỉ lựa chọn giữa những hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù là: tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, của người khác (khoản 1 Điều 125); tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (khoản 1 Điều 126); tội buộc người lao động, cán bộ công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128); tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân (Điều 129); tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130); tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271). Các tội có thể xem xét để quy định hình phạt tiền là hình phạt chính như: tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 227), tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 244), tội giả mạo chức vụ, cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử hình sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)