Công bố, truyền đạt văn bản quy phạm pháp luậ t một chế định cần hoàn thiện trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

hoàn thiện trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

Pháp luật bên cạnh các thuộc tính, đặc điểm, yêu cầu mà các giáo trình lý luận chung về nhà nƣớc Việt Nam thƣờng phân tích thì pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền phải bảo đảm ba thuộc tính (hay có thể gọi là ba yêu cầu) [12, tr 195].

+ Thứ nhất, tính rõ ràng của pháp luật (Transparency). Một hệ thống pháp luật bảo đảm tính rõ ràng, trƣớc hết phải bảo đảm yêu cầu rõ ràng về nội dung; phải là một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo mâu thuẫn, bảo đảm trật tự hiệu lực pháp lý.

Sau đó sự thống nhất, rõ ràng này phải biểu hiện ra bên ngoài qua cách phân định sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực từng vấn đề và cách công khai những văn bản quy phạm pháp luật. Tính rõ ràng của pháp luật xét về hình thức thể hiện phải bảo đảm một chủ thể dễ dàng xác định đƣợc những quy phạm pháp luật nào mà thƣơng vụ (Transaction) hoặc hành vi của mình nói chung bị ràng buộc.

+ Thứ hai, tính ổn định (Stability) .

Quy phạm pháp luật đƣợc xem nhƣ mẫu số chung cho các hành vi xử sự của các cá nhân trong xã hội. Nhƣ vậy từ bản chất bên trong của quy phạm pháp luật đã có sự ổn định. Nó thay đổi khi các hành vi riêng lẻ cùng các cá nhân đồng loạt thay đổi cơ bản và dịch chuyển đến một mức cân bằng mới.

Trong nhà nƣớc pháp quyền thì pháp luật là công cụ quản lý xã hội chứ không phải là cái roi của giai cấp thống trị tuỳ ý vụt lên đầu người khác hay là công cụ trục lợi của tệ tham nhũng chính sách. Nên pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền chỉ có ý nghĩa khi nó đƣợc nhân dân và các chủ thể khác trong xã

hội tuân theo. Muốn tuân theo thì phải có sự chuẩn bị nhất định từ phía người dân. Muốn có sự chuẩn bị thì pháp luật phải ổn định để ngƣời dân kịp lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện vật chất để thực thi kế hoạch.

+ Thứ ba, tính có thể dự đoán trƣớc (Preditable).

Tính có thể dự đoán có hai cấp độ. Tính có thể dự đoán nghĩa là nhân dân đƣợc thông báo về khả năng sẽ xuất hiện một dự luật và nội dung của nó cho một dự luật khi đƣợc thông qua và có hiệu lực thì các chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện các quy phạm chứa đựng trong dự luật đó.

Ở cấp độ cao hơn, tính có thể dự đoán của pháp luật nghĩa là pháp luật đó đƣợc ban hành dựa theo những quy luật chung của xã hội, của tự nhiên. Nói một cách khác ở một xã hội mà pháp luật bảo đảm tính có thể dự đoán cao thì một công dân bình thƣờng, không hiểu biết sâu sắc về luật, dùng lý trí của một ngƣời bình thƣờng có thể suy luận hành vi của mình hợp lẽ công bằng thì sẽ hợp pháp, sẽ đƣợc nhà nƣớc bảo vệ mà chƣa cần tìm hiểu kỹ về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Hoàn toàn tƣơng tự mỗi công dân có thể vận dụng các quy luật, dự đoán pháp luật trong tƣơng lai để lập các kế hoạch, chính sách dài hạn cho việc kinh doanh của mình, cũng nhƣ mọi công việc khác.

Nếu pháp luật không bảo đảm tính có thể dự đoán thì nó sẽ gây thiệt hại cho công dân. Vì nếu pháp luật không bảo đảm tính có thể dự đoán ở cấp độ thứ nhất thì sự xuất hiện và có hiệu lực của một đạo luật sẽ ra Shock cho thị trường, cho xã hội.

Nó sẽ trực tiếp gây thiệt hại cho một số chủ thể đồng thời có thể là cơ hội làm giàu hợp pháp nhƣng bất chính của những ai nhờ những nguồn thông tin khác nhau biết trƣớc đƣợc sự thay đổi bất thƣờng đó.

Ví dụ: Việc đổi tiền năm 1985 ở Việt Nam hoặc gần đây một số tƣ thƣơng biết trƣớc việc chính phủ ra quy định về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm xe máy đã nhập khẩu hàng vạn chiếc trong khi các doanh nghiệp trong nƣớc với thời

gian sáu tháng không thể kịp điều chỉnh dây chuyền, thiết bị để sản xuất đáp ứng nhu cầu thi trƣờng.

Nếu pháp luật không bảo đảm tính có thể dự đoán ở cấp độ thứ hai thì mọi chủ thể không thể lập kế hoạch dài hạn cho việc kinh doanh của mình [29, tr 33]. Mọi vấn đề do không có kế hoạch dài hạn sẽ trở nên manh mún, hỗn độn, làm ăn theo kiểu chụp giựt. Các chủ thể sẽ không yên tâm đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh. Sẽ không có các doanh nghiệp quy mô lớn. Một hệ thống pháp luật không bảo đảm tính có thể dự đoán ở cấp độ thứ hai, có nghĩa là pháp luật đó không dựa trên những quy luật của xã hội, quy luật của tự nhiên và đang đi ngược lại lợi ích lâu dài của nhân dân, của một dân tộc.

Việc bảo đảm ba thuộc tính trên của pháp luật nhƣ là một tiêu chuẩn nhà nước pháp quyền [40, tr 373] một định hƣớng xây dựng nhà nƣớc mà chúng ta theo đuổi lâu dài. Quan trọng hơn, cấp bách hơn, việc bảo đảm ba thuộc tính đó là đòi hỏi gần kề của quá trình hội nhập quốc tế. Giữa các quốc gia khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, học thuyết pháp lý thì để có thể trở thành đối tác trong các quan hệ kinh doanh thì tính rõ ràng của pháp luật, tính ổn định, tính có thể dự đoán của pháp luật phải đặt lên hàng đầu.

Xin đơn cử Hiệp định Thƣơng mại Việt - Mỹ. Có rất nhiều điều khoản liên quan đến tính rõ ràng của pháp luật nằm rải rác ở các chƣơng khác nhau. Đặc biệt tại chƣơng VI. Các điều khoản liên quan tính rõ ràng của pháp luật và quyền khiếu kiện (Transparepcy - related provisions and right to appeal).

Tại Điều 1. Chƣơng VI quy định:

1. Mỗi bên phải công bố tất cả các luật quy định và thủ tục hành chính liên quan việc áp dụng các vấn đề liên quan trong hiệp định này.

Việc công bố phải tuân theo định kỳ và nhanh chóng ngay sau khi ban hành các văn bản nói trên.

Việc công bố những thông tin đó và biện pháp nói trên phải tuân theo một cách sao cho các cơ quan đại diện của chính phủ, các doanh nghiệp, các các nhân

liên quan các hoạt động thƣơng mại trở nên quen thuộc với nó trƣớc khi nó có hiệu lực và có thể áp dụng phù hợp với các điều kiện của họ.

Nội dung công bố của mỗi lần gồm ngày có hiệu lực, các hoạt động thƣơng mại chịu sự ảnh hƣởng của các văn bản đó và mọi cơ quan có thẩm quyền mà các chủ thể liên quan phải xin ý kiến hay phê chuẩn để thực hiện các yêu câù mà các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đề ra và phải thiết lập các điểm trong mỗi đơn vị hành chính để có thể lấy đƣợc các văn bản quy phạm pháp luật từ đó.

Đặc biệt tại Điều 4 Chƣơng VI, quy định mọi luật, các quy định và thủ tục hành chính nói ở Điều 1 chƣơng VI này chƣa đƣợc công khai đối với các cơ quan nhà nƣớc và toàn thể nhân dân liên quan hoạt động thƣơng mại mà hiệp định này đề cập thì phải công khai kể từ ngày ký hiệp định. Chỉ những luật, quy định và thủ tục hành chính áp dụng chung (in general application) đã đƣợc công khai công bố tới các cơ quan hoạt động thƣơng mại và chủ thể liên quan thì mới đƣợc xem là có hiệu lực và có thể áp dụng.

Muốn bảo đảm ba yêu cầu trên phải có sự cải cách đồng bộ của nhiều yếu tố nhƣng chủ yếu liên quan đặc biệt đến quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt ở đây chúng tôi muốn phân tích việc công bố, truyền đạt văn bản quy phạm pháp luật ảnh hƣởng trong việc đáp ứng ba yêu cầu trên của pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)