Yêu cầu khách quan của việc đổi mới, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 80)

hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Thực hiện các quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND và UBND, HĐND các huyện ở tỉnh Thanh Hóa về cơ bản đã phát huy vai trò của mình, làm tốt chức năng theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, của tỉnh. Từ đầu nhiệm kỳ 2011- 2016 đến nay, hoạt động giám sát của HĐND các huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, giảm bớt tính hình thức, chất lƣợng, hiệu quả công tác giám sát ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu phát triển của đất nƣớc, của địa phƣơng, hoạt động của HĐND cấp huyện nói chung, hoạt động giám sát nói riêng đã bộc lộ những hạn chế nhất định cần đƣợc giải quyết. Nâng cao chất lƣợng hoạt động giám sát là vấn đề cấp bách, xuất phát từ những yêu cầu có tính khách quan sau:

Một là, do yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: "Nhà nƣớc ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nƣớc thuộc về nhân dân" [8, tr.85].

Theo Điều 2 và Điều 6 Hiến pháp năm 2013:

Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân

75

dân. Tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nƣớc bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nƣớc. Quốc hội và HĐND là cơ quan quyền lực nhà nƣớc, đƣợc pháp luật quy định, có thẩm quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan công quyền [33].

Về lý luận cũng nhƣ thực tiễn, ba điểm cốt lõi nhất của Nhà nƣớc pháp quyền là: Quyền và tự do của con ngƣời phải đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm, bảo vệ bằng cơ chế phù hợp nhất; có cơ chế phân công, kiểm soát lẫn nhau giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp và có cơ chế tài phán những hành vi vi hiến; Nguyên tắc thƣợng tôn pháp luật: pháp luật vừa là cơ sở để tổ chức Nhà nƣớc, đồng thời là phƣơng tiện để giới hạn và kiểm soát quyền lực Nhà nƣớc.

Một trong những chủ thể quan trọng thực hiện sự giám sát đối với hoạt động của các cơ quan công quyền là các cơ quan nhà nƣớc. Trƣớc hết đó là Quốc hội và HĐND các cấp. HĐND là cơ quan đại diện ở địa phƣơng, do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động giám sát của HĐND là thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực của các cơ quan Nhà nƣớc ở địa phƣơng. Từ thực trạng hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, trong đó có HĐND các cấp trong thời gian qua với yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền có thể thấy rằng việc nâng cao hiệu quả giám sát các chủ thể nói chung và hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng là một yêu cầu cần thiết.

Hai là, xuất phát từ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt đƣợc, thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa còn

76

có nhiều hạn chế, hiệu quả còn thấp, chƣa tƣơng xứng với vị trí vai trò pháp luật quy định.

Hoạt động giám sát bằng hình thức xem xét báo cáo công tác, chất vấn và trả lời chất vấn không đem lại nhiều kết quả về yêu cầu kiểm soát hoạt động của các cơ quan. Nhiều cuộc giám sát chất lƣợng, hiệu quả chƣa cao, mới chỉ dừng lại ở mức phát hiện và phân tích vấn đề vụ việc, đôn đốc, nhắc nhở, đề nghị và kiến nghị một số vấn đề các cơ quan, đơn vị quan tâm giải quyết. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động giám sát, nhƣng hiện nay việc đôn đốc, theo dõi giải quyết kiến nghị sau giám sát bị đánh giá là khâu yếu trong hoạt động giám sát. Những kết luận, kiến nghị của Đoàn giám sát có nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm, thậm chí không giải quyết, khắc phục, không có ý kiến phản hồi. Thƣờng trực HĐND, Ban của HĐND, đại biểu HĐND cũng có sự cả nể, e ngại nên không chỉ đạo sát sao việc đôn đốc các cơ quan trả lời, khắc phục kiến nghị sau hoạt động giám sát. Các chế tài để đảm bảo thực hiện cũng ít đƣợc quy định hoặc nếu có quy định thì cũng ít hoặc khó đƣợc áp dụng trong thực tế nên ảnh hƣởng không tốt tới chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động giám sát. Chính vì vậy, chức năng, vai trò của cơ quan quyền lực tuy đƣợc Hiến pháp và Luật ghi nhận cũng trở thành hình thức.

Ba là, do yêu cầu nâng cao vai trò quản lý của chính quyền địa phương

Tiếp tục đổi mới, cải cách để hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc đã trở thành một vấn đề tất yếu của thực tiễn. Yêu cầu này lại càng bức xúc hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh hội nhập kinh tế, quốc tế của đất nƣớc ta hiện nay.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI nhấn mạnh:

Nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của nhân dân trong phát

77

triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Nhà nƣớc tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách tạo điều kiện để nhân dân và các tổ chức này tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát việc thực hiện luật pháp, chủ trƣơng và chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngăn ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng [8, tr.215].

Theo tinh thần trên, việc nâng cao tính chủ động, vai trò và đẩy mạnh việc phân cấp quản lý Nhà nƣớc, xây dựng bộ máy chính quyền địa phƣơng thật sự trong sạch vững mạnh là một yêu cầu đặt ra. Bởi lẽ, đây là những cơ quan trực tiếp, tiếp xúc hàng ngày, hàng giờ với nhân dân, trực tiếp liên quan tới việc đáp ứng nhu cầu nguyện vọng và lợi ích của nhân dân song cũng có thể trực tiếp xâm hại tới quyền tự do và lợi ích của nhân dân nếu nhƣ những cơ quan này vi phạm pháp luật trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Để đáp ứng yêu cầu đó, chúng ta phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau trong đó có việc phát huy hơn nữa cơ chế giám sát giúp các cơ quan Nhà nƣớc ở địa phƣơng thực hiện đúng và đầy đủ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Do vậy việc nâng cao hiệu quả giám sát của các chủ thể tiến hành giám sát là một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra hiện nay.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)