Đặc điểm về hình thức giám sát

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 28)

Điều 58 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND các cấp năm 2005 đã quy cho HĐND cấp huyện giám sát dựa trên những hình thức nhƣ sau:

- Xem xét báo cáo công tác của Thƣờng trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp.

- Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Thủ trƣởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trƣởng VKSND, Chánh án TAND cùng cấp.

- Xem xét văn bản QPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dƣới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, văn bản QPPL của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp.

- Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết.

- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu.

Ngoài ra, Thƣờng trực HĐND, các ban của HĐND, đại biểu HĐND thực hiện các hoạt động giám sát khác: xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, thẩm tra báo cáo, đề án, cử thành viên xem xét, xác minh…

1.2.4.1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp

Đây là hình thức giám sát trực tiếp, rất quan trọng của HĐND các cấp. Theo Điều 60 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì: Tại kỳ họp cuối năm, HĐND xem xét, thảo luận báo công tác hàng năm của Thƣờng trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND, TAND, VKSND cùng cấp. Tại kỳ họp giữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến đại biểu HĐND; khi cần thiết, HĐND có thể xem xét, thảo luận. Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của HĐND, Thƣờng trực

23

HĐND, UBND, các Ban của HĐND, TAND, VKSND cùng cấp. HĐND có thể yêu cầu báo cáo về những vấn đề khác khi xét thấy cần thiết. Báo cáo của UBND, VKSND, TAND phải đƣợc các Ban của HĐND thẩm tra theo sự phân công của Thƣờng trực HĐND.

Theo Khoản 3 Điều 60 Luật tổ chức HĐND và UBND thì HĐND xem xét, thảo luận các báo cáo phải đảm bảo trình tự: Ngƣời đứng đầu các cơ quan bị giám sát trình bày báo cáo; Trƣởng Ban của HĐND trình bày báo cáo thẩm tra; HĐND thảo luận; ngƣời đứng đầu cơ quan trình báo cáo có thể trình bày thêm những vấn đề có liên quan mà HĐND quan tâm; HĐND ra nghị quyết về báo cáo công tác khi xét thấy cần thiết.

Việc xem xét báo cáo buộc chủ thể bị giám sát phải báo cáo về công việc của mình là một hình thức giám sát quan trọng. Trên cơ sở đó HĐND có thể kiểm soát tình hình thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản pháp luật cũng nhƣ nghị quyết của HĐND trong thực tiễn đời sống xã hội, tăng cƣờng trách nhiệm cá nhân ngƣời đứng đầu UBND và các ban ngành về công tác của họ trƣớc HĐND.

Quy trình thực hiện hoạt động thẩm tra báo cáo công tác của UBND, TAND, VKSND cùng cấp thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Tổ chức HĐND và UBND, Điều 36 Quy chế hoạt động của HĐND: Ngƣời đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo; Đại diện cơ quan, tổ chức đƣợc mời dự phiên họp phát biểu ý kiến; Ban thảo luận; Đại diện cơ quan, tổ chức trình bày báo cáo phát biểu ý kiến nếu thấy cần thiết; Trƣởng ban kết luận; Ban biểu quyết.

1.2.4.2. Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cùng cấp

24

của cơ quan dân cử ở địa phƣơng. Tại kỳ họp, chất vấn là nội dung thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Thông qua chất vấn, các đại biểu thể hiện trách nhiệm của mình đối với cử tri. Đồng thời, qua việc trả lời chất vấn, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng.

Thực chất hoạt động chất vấn là việc đại biểu HĐND đƣa ra các câu hỏi chất vấn cho các đối tƣợng bị chất vấn, nội dung của câu hỏi này thƣờng xoay quanh các vấn đề nóng bỏng mà nhân dân địa phƣơng quan tâm thuộc lĩnh vực quản lý trực tiếp hoặc có liên quan đến đối tƣợng bị chất vấn.

Theo quy định tại Điều 41 Luật tổ chức HĐND và UBND có hai hình thức chất vấn: chất vấn tại kỳ họp và chất vấn giữa hai kỳ họp.

Theo Điều 61 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Điều 53 Quy chế hoạt động của HĐND thì tại kỳ họp việc chất vấn và trả lời chất vấn đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, ngƣời bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Thƣờng trực HĐND. Thƣờng trực HĐND chuyển chất vấn đến ngƣời bị chất vấn và tổng hợp các chất vấn của đại biểu HĐND để báo cáo HĐND.

- Thƣờng trực HĐND dự kiến danh sách những ngƣời có trách nhiệm trả lời chất vấn và báo cáo HĐND quyết định.

- Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của HĐND đƣợc thực hiện theo trình tự: Chủ tọa phiên họp nêu những vấn đề chất vấn và thứ tự trả lời chất vấn. Ngƣời bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung mà đại biểu HĐND đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục. Đại biểu HĐND có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn. Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị HĐND tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó hoặc đƣa ra thảo luận tại phiên họp khác hoặc kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm của

25

ngƣời bị chất vấn. HĐND ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của ngƣời bị chất vấn khi xét thấy cần thiết.

Chất vấn giữa hai kỳ họp, Điều 54 Quy chế hoạt động của HĐND quy định: Đại biểu HĐND gửi chất vấn đến Thƣờng trực HĐND; Thƣờng trực HĐND chuyển ý kiến đến ngƣời bị chất vấn và quyết định thời hạn, hình thức trả lời chất vấn; ngƣời bị chất vấn trả lời bằng văn bản tới đại biểu đã chất vấn và Thƣờng trực HĐND; đại biểu HĐND có thể đề nghị Thƣờng trực HĐND đƣa ra thảo luận tại kỳ họp gần nhất; Thƣờng trực HĐND thảo luận và quyết định vấn đề này.

1.2.4.3. Xem xét văn bản QPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp

Đây là hình thức HĐND huyện giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản QPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp xã. HĐND, Thƣờng trực HĐND, các Ban của HĐND cấp huyện đều có quyền giám sát văn bản QPPL của UBND cùng cấp, Nghị quyết của HĐND cấp dƣới.

Việc xem xét văn bản QPPL của HĐND cấp huyện phải đảm bảo trình tự sau:

- Đại diện Thƣờng trực HĐND trình văn bản QPPL có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và văn bản QPPL của cơ quan nhà nƣớc cấp trên;

- HĐND thảo luận. Trong quá trình thảo luận, ngƣời đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản QPPL có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;

- HĐND ra nghị quyết về việc văn bản QPPL trái với Hiến pháp, luật và văn bản QPPL của cơ quan nhà nƣớc cấp trên; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.

26

bản QPPL trái với Hiến pháp, luật và văn bản QPPL của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp, Thƣờng trực HĐND, các Ban của HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Nếu không giải quyết hoặc giải quyết không đáp ứng yêu cầu thì Thƣờng trực HĐND, các Ban (qua Thƣờng trực HĐND) trình HĐND xem xét quyết định.

Có thể nói, hoạt động xem xét văn bản QPPL của HĐND cấp huyện có vai trò rất quan trọng. Qua hoạt động này loại bỏ đƣợc những văn bản pháp luật sai trái, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản QPPL.

1.2.4.4. Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, xét thấy cần thiết thì HĐND, Thƣờng trực HĐND, các Ban của HĐND cấp huyện có thể thành lập Đoàn giám sát.

Khi thực hiện nhiệm vụ giám sát do HĐND cấp huyện giao, Đoàn giám sát có trách nhiệm:

- Thông báo nội dung, kế hoạch giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày trƣớc ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.

- Mời đại diện Ban thƣờng trực Uỷ ban MTTQ, các tổ chức thành viên của Mặt trận và yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia giám sát; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu này.

- Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát và thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của đối tƣợng chịu sự giám sát.

27

chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý ngƣời vi phạm nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị vi phạm và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về yêu cầu, kiến nghị qua hoạt động giám sát của mình.

Sau khi Đoàn giám sát kết thúc hoạt động giám sát phải gửi báo cáo tới Thƣờng trực HĐND trong thời hạn 15 ngày đối với Đoàn giám sát của HĐND và Thƣờng trực HĐND, 10 ngày đối với Đoàn giám sát của các Ban HĐND. Cơ quan thành lập Đoàn giám sát có trách nhiệm xem xét báo cáo kết quả giám sát trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đƣợc báo cáo của Đoàn giám sát.

Quy trình HĐND, Thƣờng trực HĐND, các Ban xem xét báo cáo của Đoàn giám sát nhƣ sau: Trƣởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo giám sát; Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến; HĐND, Thƣờng trực HĐND, Ban thảo luận; đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân chịu sự giám sát phát biểu ý kiến nếu thấy cấn thiết; Chủ tọa kết luận; theo dõi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.

1.2.4.5. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu

Bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu là một hình thức giám sát mới đƣợc qui định trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Đây là công cụ quan trọng giúp đảm bảo sự giám sát của HĐND.

Theo Điều 53, Điều 71 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Thƣờng trực HĐND huyện trình HĐND huyện bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND huyện bầu theo đề nghị Ủy ban MTTQ cấp huyện hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu.

Theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội,

28

HĐND thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức ngƣời không đƣợc Quốc hội, HĐND tín nhiệm.

Điều 65 Luật tổ chức HĐND và UBND cũng quy định về trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành việc bỏ phiếu tín nhiệm:

- Thƣờng trực HĐND trình HĐND về việc bỏ phiếu tín nhiệm

- Ngƣời đƣợc đƣa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trƣớc HĐND, HĐND thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.

- Trong trƣờng hợp không đƣợc quá nửa tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm thì cơ quan hoặc ngƣời đã giới thiệu để bầu ngƣời đó có trách nhiệm trình HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm ngƣời không đƣợc HĐND tín nhiệm.

Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các hình thức giám sát đã đƣợc phân định rạch ròi và đƣợc quy định tƣơng đối chi tiết, cụ thể. Việc quy định theo hƣớng mở rộng các hình thức giám sát giúp HĐND chủ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 28)