Hoạt động giám sát của các đại biểu hội đồng nhân dân cấp

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 64)

huyện ở tỉnh Thanh Hoá

Đại biểu HĐND vừa là ngƣời đại diện cho nhân dân địa phƣơng, đồng thời là yếu tố cấu thành HĐND. Các hoạt động giám sát của đại biểu HĐND

59

cấp huyện ở Thanh Hóa chủ yếu gắn với hoạt động giám sát chung của HĐND, Thƣờng trực HĐND và các Ban của HĐND thông qua các hình thức xem xét các báo cáo công tác, chất vấn, tham gia các đoàn giám sát. Các hoạt động giám sát của đại biểu HĐND với tƣ cách là chủ thể hoạt động giám sát độc lập không rõ nét, do pháp luật chƣa có quy định cụ thể về hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, hơn nữa với các điều kiện hiện có các đại biểu HĐND cấp huyện khó thực hiện đƣợc các hoạt động giám sát. Thƣờng trực HĐND huyện Nhƣ Xuân đánh giá: “…còn với đại biểu việc chủ động giám sát theo chức năng của người đại biểu HĐND chưa thực hiện được nhiều, đôi khi quá sức đối với nhiều đại biểu HĐND cấp xã” [46, tr.68]; Thƣờng trực HĐND huyện Quan Sơn: “Công tác giám sát chưa đều, việc tham gia hoạt động giám sát của các đại biểu còn hạn chế, chủ yếu là giám sát tại kỳ họp” [46, tr.83].

Thực hiện nhiệm vụ của ngƣời đại biểu nhân dân và để phục vụ cho các hoạt động giám sát, đại biểu HĐND tham gia tiếp xúc cử tri. Trong thời gian qua HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hoá rất coi trọng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu và hoạt động này đã có bƣớc đổi mới cả về nội dung và hình thức. Trên cơ sở kế hoạch tiếp xúc cử tri của Thƣờng trực HĐND huyện, các tổ đại biểu đã phối hợp với Thƣờng trực HĐND, UBND, Ban Thƣờng trực Uỷ ban MTTQ các xã, phƣờng, thị trấn tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri theo quy định của pháp luật; lắng nghe ý kiến, tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân, tổng hợp gửi đến Thƣờng trực HĐND và Ban Thƣờng trực Uỷ ban MTTQ huyện để tổng hợp báo cáo trƣớc kỳ họp. Những ý kiến, kiến nghị của cử tri đã đƣợc các đại biểu phản ánh kịp thời tại kỳ họp. Kỹ năng tiếp xúc cử tri đƣợc nâng lên, không khí tiếp xúc theo hƣớng đối thoại nên khá thẳng thắn, cởi mở, đi vào những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Tuy nhiên, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND còn bị động, phụ thuộc vào các tiếp xúc cử tri do Thƣờng trực HĐND tổ

60

chức, chƣa khắc phục đƣợc tình trạng “đại biểu kiêm nhiệm, cử tri chuyên nghiệp”. Hoạt động tiếp dân, theo dõi việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân, giám sát việc thi hành pháp luật ở nơi cƣ trú, nơi công tác chƣa thƣờng xuyên và hiệu quả chƣa cao.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 64)