Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 50)

Đây là hoạt động sôi nổi, chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động giám sát của HĐND, Thƣờng trực HĐND và các Ban. Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 4/2014, HĐND cấp huyện đã tổ chức nhiều cuộc giám sát trên địa bàn. Thƣờng trực HĐND và các Ban HĐND thành phố Thanh Hóa giám sát 30 cuộc; huyện Quan Sơn tổ chức 28 cuộc giám sát; huyện Đông Sơn tiến hành giám sát 28 cuộc; huyện Quảng Xƣơng tiến hành 24 cuộc giám sát đối với 94 đơn vị; huyện Thạch Thành tiến hành giá sát đối với 162 đơn vị… Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện đã có tác dụng hết sức quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng.

Thƣờng trực HĐND cấp huyện xây dựng chƣơng trình giám sát hàng năm của HĐND, trình kỳ họp cuối năm để HĐND thông qua bằng Nghị quyết và có giá trị thực hiện trong năm sau. Chƣơng trình giám sát hàng năm chính là cơ sở để Thƣờng trực, các Ban và đại biểu HĐND triển khai tổ chức thực

45

hiện. Căn cứ vào các quy định của pháp luật và Nghị quyết về chƣơng trình giám sát, Thƣờng trực HĐND, các ban của HĐND xây dựng chƣơng trình, kế hoạch giám sát theo từng quý, 6 tháng và cả năm. Việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch ngay từ đầu năm tạo cho Thƣờng trực HĐND, các Ban có thể hoàn toàn chủ động trong việc triển khai hoạt động của mình.

Thƣờng trực HĐND cấp huyện: Nội dung giám sát tập trung chủ yếu vào việc thực hiện quy hoạch nông thôn mới; thực hiện ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; công tác quản lý, sử dụng đất, cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giám sát việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các mặt bằng quy hoạch phục vụ cho nhân dân tái định cƣ trên địa bàn…

Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế: Nội dung giám sát tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhƣ: Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; Thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; cải cách hành chính; việc tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã, giáo viên; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, hoạt động của các cơ quan tƣ pháp...

Nhìn chung, việc lựa chọn nội dung giám của HĐND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã bám sát đƣợc vào các ý kiến, kiến nghị của cử tri, kế hoạch trọng tâm của huyện và các vấn đề nổi cộm, bức xúc tại địa phƣơng để thực hiện giám sát. Một số đơn vị xác định nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải nhƣ HĐND huyện Nhƣ Xuân, thành phố Thanh Hóa. Có Thƣờng trực HĐND đã tổ chức giám sát việc thực hiện chức năng giám sát của Thƣờng trực HĐND xã, thị trấn nhƣ Thƣờng trực HĐND huyện Hà Trung, Thƣờng trực HĐND thị xã Bỉm Sơn tổ chức giám

46

sát việc thực hiện các ý kiến, kết luận sau giám sát của Thƣờng trực và các Ban của HĐND thị xã. Việc lựa chọn nội dung giám sát này đã góp phần tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện.

Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND về chƣơng trình giám sát, Thƣờng trực HĐND đã phát huy vai trò phối hợp và điều phối hoạt động của các Ban của HĐND, tránh trùng lắp về nội dung, đối tƣợng giám sát. Thƣờng trực HĐND, các Ban của HĐND thành lập các Đoàn giám sát để tiến hành giám sát. Thành viên Đoàn giám sát của Thƣờng trực HĐND gồm thành viên của Thƣờng trực HĐND, lãnh đạo các của HĐND, mời trƣởng các đoàn thể (Chủ yếu là Chủ tịch MTTQ), trƣởng các phòng, ban chuyên môn của UBND. Tƣơng tự, thành viên Đoàn giám sát của các Ban gồm thành viên Ban, mời đại diện Thƣờng trực HĐND, đại diện Ủy ban MTTQ, đại diện các phòng, ban chuyên môn của UBND. Các đại biểu HĐND không giữ các chức vụ ở các cơ quan trên ít đƣợc mời tham gia đoàn giám sát. Kế hoạch giám sát của Thƣờng trực HĐND, các Ban của HĐND nêu cụ thể mục đích, nội dung, đối tƣợng, mốc thời điểm và thời gian tiến hành giám sát; gửi đề cƣơng báo cáo để đơn vị đƣợc giám sát chuẩn bị… Căn cứ theo yêu cầu công việc, Đoàn giám sát tổ chức khảo sát thực tế tại địa bàn cơ sở để thu thập, nắm bắt thông tin, kiểm chứng trƣớc khi làm việc với cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát. Cách làm này đã giúp đoàn nắm thêm tình hình cụ thể về những nội dung cần tập trung giám sát, tạo cơ sở thông tin đối chứng, tăng tính phản biện, bảo đảm kết luận chính xác, sát thực. Kết thúc hoạt động giám sát, có kết luận, báo cáo kết quả giám sát gửi đến cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát, đồng thời gửi các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Thông qua hoạt động giám sát kiểm chứng tính đúng đắn, phù hợp, hiệu quả các nghị quyết do HĐND ban hành, phát hiện những hạn chế, bất cập để đề xuất điều chỉnh kịp thời. Thông tin thu đƣợc sau giám sát còn là cơ sở cho

47

việc thẩm tra của các Ban, giúp cho HĐND thảo luận và quyết định tại các kỳ họp, bảo đảm các nghị quyết ban hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân. Các kết luận, kiến nghị sau giám sát đã đƣợc quan tâm triển khai thực hiện.

Về hoạt động giám sát thông qua Đoàn giám sát, có thể kể đến một số cuộc giám sát điển hình nhƣ:

Năm 2013, Thƣờng trực HĐND huyện Cẩm Thủy giám sát việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp đối với các đơn vị có diện tích đất lâm nghiệp lớn chƣa trồng rừng, trong đó có Công ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc, doanh nghiệp Nhà nƣớc có diện tích đất lâm nghiệp đƣợc giao quản lý là 2.608,5 ha trên địa bàn hành chính của 14 xã thuộc huyện Cẩm Thủy. Công ty chỉ mới quản lý đƣợc 2.391,14 ha, số diện tích 217,1 ha công ty không quản lý đƣợc do đồng bào Dao xâm lấn. Qua giám sát cho thấy công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, công tác bảo vệ, phát triển rừng của công ty đạt nhiều kết quả khá, trong đó đã hỗ trợ tốt cho địa phƣơng về công tác trồng rừng. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý đất lâm nghiệp của Công ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc có các hạn chế: không quản lý đƣợc cụ thể số diện tích rừng sản xuất giao khoán của Lâm trƣờng Cẩm Thủy (trƣớc kia) nay đã chuyển giao nhiều lần cho các hộ khoán lại; Việc quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả chƣa cao, công tác bảo vệ diện tích rừng tự nhiên chƣa chặt chẽ (666,9 ha), tình trạng xâm chiếm đất của các hộ dân diễn ra khá phức tạo, nhiều năm chƣa giải quyết dứt điểm; Số diện tích quy hoạch cho rừng tự nhiên thuộc đối tƣợng phòng hộ không đƣợc tận thu, tận dụng để khai thác lâm sản, không có kinh phí để hỗ trợ cho việc chi trả trong công tác bảo vệ rừng nên công tác quản lý, bảo vệ rừng chƣa đáp ứng yêu cầu… Căn cứ kết quả giám sát, Thƣờng trực HĐND huyện đã kiến nghị Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc có các biện pháp để quản lý, sản xuất kinh doanh và công tác quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả

48

hơn. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt hơn việc tổng rà soát về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các nông, lâm trƣờng, trạm, trại, cơ quan có sử dụng đất lâm nghiệp để cân đối lại nhu cầu cho phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng đất của các trạm, trại, cơ quan, bảo đảm đạt hiệu quả sử dụng. Do số công nhân ít, các doanh nghiệp giao khoán lại phần lớn cho các hộ dân sản suất, kinh doanh không theo quy hoạch, kế hoạch, nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp, ngƣời lao động đƣợc hƣởng lợi nhuận ít vì đóng thầu khoán cao (đất trồng cây hàng năm nhƣ cây mía, cây nông sản khác). Đề nghị UBND tỉnh có kế hoạch và kịp thời chỉ đạo việc đánh giá chất lƣợng rừng hiện nay để có phƣơng án quản lý, sử dụng rừng đạt hiệu quả cao hơn; diện tích rừng phòng hộ (là rừng tự nhiên chỉ có giây leo, bụi rậm, rừng trồng với các loại cây không cho hiệu quả kinh tế nhƣ cây muồng, cây lát) cho nhân dân đƣợc khai thác để trồng lại rừng với các loại cây hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì trƣớc đây quan niệm phủ xanh đất trống, đồi chọc nên công tác lập địa không phù hợp với một số cây, cây gỗ lát, cây luồng đƣa lên đỉnh đồi thời gian hơn chục năm không phát triển, cây muồng chỉ làm củi.

Từ năm 2013, HĐND huyện Hà Trung xác định nội dung giám sát chủ yếu là việc thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ xã, phƣờng, thị trấn gắn với việc triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng xây dựng nông thông mới: việc nhân dân tham gia bàn bạc, góp ý vào quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới của xã; việc tổ chức công khai của UBND xã, nhất là công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; quyết toán các công trình do nhân dân đóng góp; việc đƣa ra nhân dân bàn và quyết định đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng của xã, thôn… Qua giám sát đã có những kiến nghị rất cụ thể, sát thực để đơn vị, địa phƣơng chịu giám sát

49

khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới. Sau gần 2 năm tăng cƣờng hoạt động giám sát thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới đã có những bƣớc chuyển biến bƣớc đầu tƣơng đối rõ nét: nhân dân thực sự đƣợc bàn bạc, quyết định các công việc theo quy định, đặc biệt là trong việc đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng, nhân dân tham gia đóng góp tự giác, có trách nhiệm hơn, mức đóng góp và tỷ lệ đóng góp cao hơn nhiều so với những năm trƣớc đây nhƣng vẫn đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ và hăng hái tham gia thực hiện. Xã Hà Lĩnh vận động nhân dân đóng góp xây dựng 07 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, 01 cổng làng, 5 km đƣờng giao thông, 02 km kênh mƣơng nội đồng; xã Hà Sơn, nhân dân đã bàn và xây dựng 07 nhà văn hóa thôn, 11,7km giao thông nội đồng…

Năm 2012, Thƣờng trực HĐND thị xã Bỉm Sơn giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách tại Chi cục Thuế thị xã. Qua giám sát đã chỉ ra những hạn chế của Chi cục Thuế: tỷ lệ nợ thuế còn ở mức cao trên 10%; Công tác kiểm tra hồ sơ kê khai thuế chƣa nắm bắt đƣợc đầy đủ các thông tin thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên việc kiểm tra hồ sơ kê khai thuế hiệu quả chƣa cao. Việc quản lý thuế đối với một số doanh nghiệp thực hiện chƣa nghiêm, chƣa có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các đơn vị nợ đọng thuế kéo dài, không chấp hành nghiêm túc thông báo, các quyết định của Chi cục Thuế có yêu cầu. Việc quản lý để xác định nguồn thu thuế ở các doanh nghiệp còn chậm, chƣa khai thác hết đƣợc nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp; công tác chỉ đạo từ thị xã xuống xã, phƣờng chƣa đƣợc thống nhất đặc biệt là các khoản thu từ phí, lệ phí nên tỉ lệ thu phí, lệ phí còn thấp, thất thu và để các đơn vị thu sai quy định. Tiếp thu và khắc phục những hạn chế sau giám sát của Thƣờng trực HĐND huyện, Chi cục Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 125/228 doanh nghiệp về quyết toán thuế năm 2011.

50

Qua kiểm tra có 120/125 doanh nghiệp có sai phạm phải xử lý, số tiền truy thu, tiền phạt trên 2.049.437.000 đồng, giảm khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào 251.175.842 đồng. Tổ chức điều tra doanh thu và điều chỉnh thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn tăng 37% đối với trƣớc điều chỉnh, đƣa vào diện quản lý tăng 53 hộ kinh doanh cá thể và điều chỉnh mức thuế tăng 43% của 63 hộ/349 hộ trong chỉ tiêu điều chỉnh. Thu nợ 9.980.000.000 đồng vào ngân sách nhà nƣớc.

Năm 2013, Thƣờng trực HĐND thị xã Bỉm Sơn giám sát về chất lƣợng khám chữa bệnh của Bệnh viên Đa khoa thị xã Bỉm Sơn. Quá trình giám sát, Thƣờng trực HĐND thị xã đã chỉ ra những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân khách quan, chủ quan cần đƣợc tháo gỡ để tạo điều kiện cho Bệnh viện đa khoa làm tốt công tác khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Sau giám sát, thị xã Bỉm Sơn đã triển khai một số giải pháp giúp Bệnh viện nâng cao chất lƣợng hoạt động: dành một nguồn ngân sách cùng với Sở Y tế để nâng cấp dần cơ sở vật chất phòng khám, phòng điều trị; Bệnh viện vừa tăng cƣờng xin nguồn đầu tƣ thiết bị của Sở Y tế, vừa từ nguồn tiết kiệm chi đã đầu tƣ thêm một số trang thiết bị phục vụ cho công tác khám, chẩn đoán bệnh; HĐND thị xã ban hành Nghị quyết số 56/2013/NQ-HĐND về cơ chế xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế, Nghị quyết số 57/2013/NQ- HĐND về cơ chế hỗ trợ kinh phí để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh trên địa bàn thị xã giai đoạn 2014- 2015…

Nhằm đáp ứng nhu cầu có nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, HĐND thành phố Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 21/2011/NQ- HĐND ngày 20/10/2011 về hỗ trợ đổi đất và kinh phí xây dựng nhà văn hóa phố, thôn, thời gian thực hiện: từ 01/01/2012 đến 31/12/2012. Sau khi Nghị quyết có hiệu lực, UBND thành phố và phƣờng, xã đã tích cực triển khai thực

51

hiện, HĐND thành phố tiến hành giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Căn cứ kết quả giám sát, nhận thấy đấy là chủ trƣơng đúng, hợp lòng dân, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 18/2013/NQ-HĐND ngày 14/01/2013 tiếp tục hỗ trợ đổi đất và kinh phí xây dựng Nhà văn hóa phố, thôn đến 31/12/2013, điều chỉnh mức hỗ trợ đối với các xã, phƣờng mới sáp nhập về thành phố. Trong 2 năm thực hiện Nghị quyết, đã giải quyết cho 172 phố, thôn đất xây dựng nhà văn hóa: quy hoạch tại chỗ 101 nhà, hỗ trợ đổi đất cho 71 nhà. Tổng số lô đất dùng để đổi đất xây dựng nhà văn hóa phố, thôn tại 12 mặt bằng quy hoạch là 98 lô với tổng số tiền 44.510.000.000 đồng. Đất bố trí xen cƣ tại chỗ để xây dựng nhà văn hóa 34.600m2 ƣớc tính 48.832.000.000 đồng. Tổng số tiền hỗ trợ về đất đƣơng đƣơng 93.152.000.000 đồng. Hỗ trợ kinh phí xây dựng mới và mua sắm trang thiết bị cho 81 nhà văn hóa với tổng số tiền là 4.805.000.000 đồng. Ngoài kinh phí hỗ của Nhà nƣớc, nhân dân đã đóng góp xây dựng nhà văn hóa khoảng 20,58 tỷ đồng... Đến 31/12/2013, toàn thành phố chỉ còn 6 phố chƣa có đất xây dựng nhà văn hóa.

Năm 2012, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thành phố Thanh Hóa giám sát tình hình thực hiện việc nộp tiền sử dụng đất tại một số mặt bằng của các đơn

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam (Trang 50)