nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giám sát.
1.2.5. Thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp huyện trong hoạt động giám sát động giám sát
Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND, HĐND có các quyền sau: Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dƣới trực tiếp; ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của ngƣời bị chất vấn khi xét thấy cần thiết; miễn nhiệm, bãi nhiệm ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu ra; quyết định giải tán HĐND cấp dƣới trực tiếp; ra nghị quyết về báo cáo công tác; ra nghị quyết về vấn đề đƣợc giám sát khi xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát do HĐND thành lập.
29
Thƣờng trực HĐND, Ban và đại biểu HĐND không có quyền áp dụng chế tài đối với đối tƣợng giám sát mà chỉ có quyền kiến nghị, đề nghị đối tƣợng giám sát thực hiện yêu cầu của mình, trong trƣờng hợp đối tƣợng giám sát không thực hiện yêu cầu thì có quyền kiến nghị, đề nghị HĐND xem xét, giải quyết.
Thƣờng trực HĐND có các quyền sau: yêu cầu UBND hoặc cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm, xem xét, xử lý và báo cáo kết quả với Thƣờng trực HĐND, trong trƣờng hợp cần thiết có thể trình ra HĐND; trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu; yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi văn bản và áp dụng các biện pháp cần thiết khác; căn cứ vào đề nghị của đại biểu HĐND và nội dung chất vấn, trả lời chất vấn, Thƣờng trực HĐND kiến nghị HĐND biện pháp xử lý.
Ban của HĐND có quyền sau: yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý ngƣời vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát.
Đại biểu HĐND có quyền sau: kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc về những vấn đề thuộc lợi ích chung; đề nghị HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với những ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu; kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm của bị chất vấn. Quyền của cá nhân đại biểu HĐND chủ yếu là kiến nghị, còn quyền của tập thể đại biểu HĐND thể hiện qua hình thức bỏ phiếu tại kỳ họp HĐND.
30
nhất định để thực hiện nội dung giám sát nhất định. Đoàn giám sát có quyền: yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xử lý ngƣời vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
HĐND là quyền lực Nhà nƣớc ở địa phƣơng, cơ quan đại diện cho nhân dân địa phƣơng. HĐND cấp huyện có các chức năng: chức năng quyết định và chức năng giám sát. Chức năng giám sát của HĐND có vai trò quan trọng, là cơ sở để thực hiện quyền dân chủ, dân chủ đại diện của nhân dân, góp phần vào kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Giám sát đang trở thành chức năng quan trọng của HĐND. HĐND nói chung, HĐND cấp huyện nói riêng muốn tăng cƣờng quyền lực thực sự của mình phải tăng cƣờng và thực hiện có hiệu quả chức năng này.
Hoạt động giám sát của HĐND thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND. Pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về chủ thể, đối tƣợng, nội dung, hình thức, trình tự thủ tục và hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát của HĐND, trong đó có HĐND cấp huyện.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở TỈNH THANH HÓA TỪ ĐẦU NHIỆM KỲ 2011- 2016 ĐẾN NAY