Chuyển phương trình tương quan dạng mã hoá về dạng thực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép và thời gian ép đến chất lượng ván dán chậm cháy từ gỗ Keo Lai (Trang 65)

b. Chất chống ẩm paraffin

3.3.2 Chuyển phương trình tương quan dạng mã hoá về dạng thực.

Các phương trình trên là các phương trình hồi quy dạng toạ độ. Để đưa chúng về dạng thực ta áp dụng công 1-1 ( trang 19). Sau khi đổi về dạng thực ta có các phương trình sau :

Phương trình tương quantỷ lệ trưởng nở chiều dày ván dán:

YTN = 192,8793 – 2,5783T – 3,686t – 0,0097Tt + 0,0101T2 + 0,2698t2 Phương trình tương quan độ bền uốn tĩnh ván dán :

YUT = -99,9023 + 1,5959T + 1,628t + 0,0197Tt - 0,0066T2 - 0,2298t2

Phương trình tương quan độ bền kéo trượt màng keo ván dán:

YTMK = -11,5018 + 0,1718T + 0,194t + 0,0009Tt - 0,0007T2 - 0,0163t2

Phương trình tương quan tỷ lệ tổn thất khối lượng ván dán :

YTTK = 296,4118 – 3,9547T – 6,9595t - 0,0392Tt + 0,0163T2 + 0,4898t2

3.3.3 Xác định các thông số tối ưu và chỉ tiêu tối ưu

3.3.3.1.Định nghĩa thông số tối ưu và chỉ tiêu tối ưu

Chỉ tiêu tối ưu của hàm Y1 được hiểu là giá trị Y1 thấp nhất (Y1min) trong quá trình thực nghiệm và sản xuất.

Chỉ tiêu tối ưu của hàm Y2 được hiểu là giá trị Y2 đạt được cao nhất (Y2max) trong quá trình thực nghiệm và sản xuất.

Chỉ tiêu tối ưu của hàm Y3 được hiểu là giá trị Y3 đạt được cao nhất (Y3max) trong quá trình thực nghiệm và sản xuất.

Chỉ tiêu tối ưu của hàm Y4 được hiểu là giá trị Y4 thấp nhất (Y4min) trong quá trình thực nghiệm và sản xuất.

Thông số tối ưu là giá trị các thông số đảm bảo trị số chỉ tiêu tối ưu.

3.3.3.2.Các bài toán tối ưu hóa

Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm chứng minh rằng các mô hình thống kê thực nghiệm bậc hai đã mô tả gần đúng các đối tượng được lựa chọn nghiên cứu. Dựa trên mô hình toán là những phương trình hồi quy dạng đa thức bậc hai để tiến hành xây dựng các bài toán tối ưu hóa dạng quy hoạch phi tuyến cho các hàm Y1, Y2, Y3, Y4 .

Các bài toán tối ưu được giải trên máy tính nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

 Bài toán tối ưu hoá một mục tiêu :

Hàm mục tiêu về độ dãn nở tính theo phương trình Y1  min Thoả mãn các điều kiện ràng buộc: -1,414 < xj<1,414 ; j = 1, 2

Hàm mục tiêu về độ bền uốn tĩnh tính theo phương trình Y2max Thoả mãn các điều kiện ràng buộc: -1,414 < xj<1,414 ; j = 1,2 Hàm mục tiêu về độ bền uốn tĩnh tính theo phương trình Y3max Thoả mãn các điều kiện ràng buộc: -1,414 < xj<1,414 ; j = 1,2 Hàm mục tiêu về độ dãn nở tính theo phương trình Y4  min Thoả mãn các điều kiện ràng buộc: -1,414 < xj<1,414 ; j = 1, 2

Gỉai bài toán tối ưu hoá có điều kiện hàm đa biến bằng phần mềm Excel (phụ lục 9, 10, 11, 12) kết quả bài toán tối ưu hàm một mục tiêu được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6 Kết quả tính toán tối ưu hàm một mục tiêu của ván dán.

STT Chỉ số tối ưu Các thông số tối ưu

x1 t(oC) x2 T(phút)

1 Min(Y1) = 5,56 0,216 132,16 0,098 9,196

2 Max(Y2) = 15,375 0,497 134,969 0,157 9,315

3 Max(Y3) = 0,833 0,271 132,706 0,322 9,644

4 Min(Y4) = 15,175 0,287 132,87 0,176 9,353

3.3.4.Tỷ lệ trưởng nở chiều dày ván dán.

Kết quả kiểm tra tỷ lệ trương nở chiều dày ván dán khi nhiệt độ ép và thời gian ép thay đổi được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7 . Tỷ lệ trưởng nở chiều dày ván dán

Từ kết quả thu được ở bảng 3.7 , qua xử lý số liệu xây dựng được phương trình tương quan biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ ép, thời gian ép và tỷ lệ trưởng nở chiều dày ván dán như sau:

Dạng mã:

YTN = 5,613 - 0,417x1 - 0,17x2 - 0,193x1x2 + 1,009 x12 + 1,079x22

Dạng thực:

YTN = 192,8793 – 2,5783T – 3,686t – 0,0097Tt + 0,0101T2 + 0,2698t2 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ ép, thời gian ép và tỷ lệ trương nở chiều dày ván dán được trình bày ở hình đồ thị 3.8.

No T (0C) (phút) Y1 Y2 Y3 Ytb 1 120 11 7.41 6.01 11.36 8,26 2 140 11 6.88 6.54 6.77 6,73 3 120 7 8.32 5.1 10.55 7,99 4 140 7 7.72 5.7 8.27 7,23 5 110 9 8.47 7.61 8.37 8,15 6 150 9 7.21 6.21 8.81 7,41 7 130 5 9.11 7.43 8.42 8,32 8 130 13 7.32 6.1 9.14 7,52 9 130 9 6.78 6.64 3.44 5,62

Hình 3.8 : Mối tương quan giữa độ nhiệt độ ép, thời gian ép và tỷ lệ trương nở chiều dày ván dán

Từ các kết quả ở bảng 3.7, các phương trình tương quan và đồ thị ở hình 3.8, chúng ta có nhận xét như sau:

- Khi nhiệt độ ép tăng lên, tỷ lệ trương nở chiều dày có xu thế giảm đi. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ép tăng lên đến trên 1300C thì tỷ lệ trương nở chiều dày ván dán có xu thế lại chững lại và tăng lên khi nhiệt độ ép vượt qua ngưỡng 1400C.

- Khi thời gian ép tăng lên, tỷ lệ trương nở chiều dày có xu thế giảm đi. Tuy nhiên, khi thời gian ép tăng lên đến gần 10phút thì tỷ lệ trương nở chiều dày ván dán có xu thế lại tăng lên.

- Giữa thời gian ép và nhiệt độ ép là hai biến số tỷ lệ thuận với nhau. Điều này thể hiện ở các phương trình tương quan, hầu hết các giá trị của 2 biến số đều cùng dấu.

X2 ( phút) X1 ( 0c)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép và thời gian ép đến chất lượng ván dán chậm cháy từ gỗ Keo Lai (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)