Khả năng hòa tan của hỗn hợp chất chống cháy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép và thời gian ép đến chất lượng ván dán chậm cháy từ gỗ Keo Lai (Trang 57)

b. Chất chống ẩm paraffin

3.2.1.1. Khả năng hòa tan của hỗn hợp chất chống cháy

Axit boric H3BO3 có điểm sôi thấp, khi chịu nhiệt lên tới trên 700C sẽ bị mất nước, khi nhiệt độ lên tới 140 – 1600C tạo thành một dạng axit mới, nhiệt độ tiếp tục tăng thì axit này bị mất nước và trở thành B2O3, B2O3 là một oxit dạng thuỷ tinh rất bền với nhiệt, ở 6000C B2O3 sẽ bị mềm hóa tạo thành màng như thuỷ tinh phủ kín bề mặt gỗ đang cháy, nó có tác dụng tách nhiệt. Mặt khác phản ứng tạo thành một lượng nước khá lớn và lượng nước này sẽ cần một lượng nhiệt để hóa hơi chính vì vậy nó góp phần làm giảm nhiệt độ của ván đang cháy làm ván khó cháy hơn.

Na2B4O710H2O có nhiệt độ phân huỷ 1780C. Khi nung nóng từ (40- 4000C), Na2B4O7.10H2O bị mất nước từng bước tạo ra dạng thuỷ tinh, nhiệt độ tách nước 870C, nhiệt độ phân giải 1920C.[19 trang 38].

H3BO3 làm yếu cháy lan tỏa và cháy có khói nhưng có tác dụng thúc đẩy ngọn lửa làm tăng quá trình truyền cháy ngọn lửa mà Na2B4O7 có thể ức chế sự

lan truyền cháy trên bề mặt do đó hai loại hóa chất này thường được kết hợp sử dụng. Hơn nữa khả năng hoà tan trong nước của Na2B4O7.10H2O tăng lên nhiều khi có sự trợ giúp của H3BO3. Vì vậy, ta có thể phối hợp sử dụng hai chất đó theo tỷ lệ H3BO3: Na2B4O7.10H2O = 1:1. Khả năng tan trong nước của H3BO3, Na2B4O7 và hỗn hợp của chúng trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khả năng hòa tan trong nước của một số chất nhóm Bo

Điều kiện H3BO3 Na2B4O7 Boric:Borat(1:1) Độ hoà tan trong nước ở

200C (g/100g) 4.64 2.58 10-13

Khả năng hoà tan trong nước của boric và borat như sau:

- Na2B4O7.10H2O dạng tinh thể kém trong nước lạnh (ở 200C là 2.58g/100g nước). Khi nung nóng tới 1000C khả năng tan trong nước tăng 20%. Na2B4O710H2O tan tốt trong axêton, cồn [2].

- H3BO3 có dung môi hoà tan là nước nóng, glyxêrin, axít axêtic. Khả năng hoà tan trong nước của H3BO3 ở 200C là 5g/100g nước, ở 1000C là 40.3g/100g nước[2].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép và thời gian ép đến chất lượng ván dán chậm cháy từ gỗ Keo Lai (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)