Phân loại ván mỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép và thời gian ép đến chất lượng ván dán chậm cháy từ gỗ Keo Lai (Trang 52)

b. Chất chống ẩm paraffin

3.1.2.3. Phân loại ván mỏng

Việc phân loại ván mỏng được thực hiện ở cả trước khi sấy và sau khi sấy, nhằm mục đích phân loại, phân cấp và loại bỏ ván mỏng không phù hợp với quá trình sản xuất. Ván mỏng sau khi phân loại có thể được đưa đi tẩy trắng, nhuộm màu, đưa đi sấy, nhập kho hoặc đưa đi tráng keo... Ngay sau khi được chế tạo, quan sát bằng mắt thường chúng ta có thể phát hiện được một số tiêu chí để phân loại chúng như màu sắc, tỉ lệ mắt sống, mắt chết, tỉ lệ nấm mốc, mục... . Phân loại sau khi sấy chủ yếu là dựa vào các tiêu chí như độ ẩm, tỷ lệ khuyết tật cong, vênh, nứt nẻ, chiều sâu vết nứt, tần số vết nứt...

Ván mỏng sau khi sấy, phân loại được lấy mẫu để xác định một số tính chất như độ ẩm, sai số chiều dày, tần số vết nứt, chiều sâu vết nứt. Phương

pháp xác định các tính chất này được trình bày ở chương 1. Các tính chất này được kiểm tra theo tiêu chuẩn GB 13010-91. Chất lượng ván mỏng sau khi sấy qua kiểm tra như sau: chiều sâu vết nứt: 51.62 - 62.21%; tần số vết nứt: 4.12 - 5.23 vết/cm; sai số chiều dày: 1.86-2.56%; tỷ lệ lợi dụng ván mỏng: 52-61%. Màu sắc của ván mỏng sau khi sấy tương tự gỗ nguyên ở trạng thái hong phơi tự nhiên. Phần giác có màu hơi sẫm song khó phân biệt so với gỗ giác phơi tự nhiên. Ván mỏng với chất lượng như vậy hoàn toàn đảm bảo yêu cầu dùng làm nguyên liệu cho ván dán.

3.1.2.4. Tráng keo

Chúng tôi tiến hành tráng keo bằng máy tráng keo kiểu rulô, lượng keo tráng được điều chỉnh thông qua khoảng cách giữa hai trục rulô. Tráng thử để kiểm tra lượng keo tráng có đảm bảo yêu cầu hay không, sau đó tiến hành công đoạn tráng keo. Theo yêu cầu lượng keo tráng hợp lý là 120-180g/m2, theo kích thước sản phẩm. Trong thí nghiệm chúng tôi chọn lượng keo tráng là 180g/m2.

Lượng keo tráng cho một tấm ván là:

Q = 0.7 X 0.7 x 180 x 2 = 176.4 g (keo dung dịch).

Theo đơn pha chế thì cứ 100g keo khô kiệt cần 54g nước, tức là 100g keo khô kiệt sẽ được 154 g keo dung dịch. Vậy 176.4g keo dung dịch cần 114.5 g keo khô kiệt.

Lượng chất chậm cháy dùng cho một tấm là:

Với diện tích một mặt ván là: 0.7 x 0.7 = 0.49m2 ta tính được lượng chất chậm cháy tương ứng là 60g. Hệ số mất mát là 1.1.

3.1.2.5. Lên khuôn

Ván mỏng sau khi tráng keo để ráo thì tiến hành xếp phôi. Số lớp ván mỏng là 5 lớp.

3.1.2.6. Ép nhiệt

Ép nhiệt là công đoạn quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất ván dán, nó liên quan mật thiết đến tính chất cơ học của ván. Quá trình ép nhiệt, dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất, thời gian ép làm cho keo đóng rắn, phôi ván đạt đến chiều dày và khối lượng thể tích nhất định. Trong đề tài sử dụng máy ép nhiệt nhiều tầng với các thông số của chế độ ép được xác định như sau: Áp suất ép: 1,2Mpa, nhiệt độ ép: T = 110, 120, 130, 140, 150oC, thời gian ép: 5, 7, 9, 11, 13 phút. Thời gian ép được lựa chọn trên cơ sở từ 0.5 – 1 phút/mm chiều dày ván. Hình 3.4. Xếp phôi Hình 3.5: Biểu đồ ép nhiệt τ1 τ2 τ3 τ4 τ5 Thời gian (phút) Áp suất (M Pa) 1,2 1,0 0,9

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ép và thời gian ép đến chất lượng ván dán chậm cháy từ gỗ Keo Lai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)