Thị trường tài chính Việt Nam ra đời và phát triển chậm hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên lĩnh vực xếp hạng tín dụng cũng mới được quan tâm phát triển.Các tổ chức xếp hạng tín dụng tại Việt Nam cũng mới được thành lập khoảng 20 năm trở lại đây.Tổ chức xếp hạng tín dụng đầu tiên của Việt Nam được thành lập là Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (CIC) vào năm 1993. CIC ra đời với nhiệm vụ chính là lưu trữ thông tin trong linh vực tín dụng doanh nghiệp, dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp. Là nhà tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng, cho đến nay CIC đã xếp hạng tín dụng cho hơn 8000 doanh nghiệp lớn, nhỏ trong nước là khách hàng của các ngân hàng thương mại.
Thị trường tài chính trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều đó thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức xếp hạng tín dụng khác tại Việt Nam như Công ty tín nhiệm doanh nghiệp (C$R) (2004) hay Trung tâm định mức tín nhiệm (Vietnamnet Rating). Cùng với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế thế giới thì trong tương lai sẽ có thể có những tổ chức xếp hạng nước ngoài tham gia hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Nếu như C$R chủ yếu tập trung xếp hạng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có nhu cầu đầu tư tại Việt Nam thông qua việc cung cấp báo cáo tín nhiệm về các doanh nghiệp đang hoạt động tai Việt Nam, đưa ra các chỉ số tín dụng và thang điểm chung cho các doanh nghiệp này. Còn đối với Vietnamnet Rating thì mục tiêu phát triển của họ là trở thành tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và tổ chức này chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường và thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, với sự non trẻ của mình thì các tổ chức xếp hạng tín dụng tại Việt Nam mới chỉ hoạt động giống như các tổ chức thông tin tín dụng chứ chưa thực sự là các tổ chức xếp hạng tín dụng. Phương pháp định mức, xếp hạng tín dụng thường vẫn thiên về lịch sử vay vốn và quan hệ với các tổ chức tín dụng của doanh nghiệp, chứ chưa đi vào phân tích chuyên sâu khả năng cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp. Việc xếp hạng tín dụng vẫn chưa thực sự linh hoạt, chưa bắt kịp sự thay đổi liên tục của thị trường.
Bảng 1.3: Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
Kí hiệu
xếp loại Nội dung
AAA
Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Khả năng tự chủ là rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay nợ tốt. Rủi ro rất thấp.
AA
Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt. Có rủi ro tương đối thấp.
A Loại tốt: Tình hình tài chính là ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt
BBB Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi ro trung bình.
BB
Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính ở mức trung bình, rủi ro trung bình.
B Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính là thấp. Rủi ro tương đối cao.
CCC
Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao.
CC Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém và có rủi ro rất cao C Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài,
không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém.
CHƯƠNG 2