Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng HUD101 năm 2011-

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty Cổ phần xây dựng HUD101 (Trang 48)

- Qua gần 5 năm hoạt động Công ty đang là doanh nghiệp hạng II với sản lượng năm 2011 đạt trên 200 tỷ đồng Thông qua việc thi công xây dựng

2.1.5.2Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng HUD101 năm 2011-

Tình hình nguồn vốn năm 2011-2012.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần xây dựng HUD101 năm 2011-2012 và qua tính toán, lập được bảng phân tích số 2.2.

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng HUD101 năm 2011- 2012

- Xét về sự biến động của tổng nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn cuối năm so với đầu năm giảm 12,054 triệu đồng, với tỷ lệ giảm 12.74%. Nguyên nhân của sự biến động tổng nguồn vốn của công ty là do: Nguồn vốn Nợ phải trả cuối năm so với đầu năm giảm mạnh (giảm 11,569 triệu đồng) và nguồn vốn chủ sở hữu giảm 485 triệu đồng. Như vậy, trong năm công ty cổ phần xây dựng HUD101 đã thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh bởi năm 2012 thực sự là một năm tái cấu trúc nền kinh tế, công ty cần phải hạn chế các mục tiêu khác để tập trung nguồn lực vào các dự án có tính khả thi cao. Đi sâu phân tích ta thấy:

(*) Nợ phải trả cuối năm so với đầu năm giảm 11,569 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 6,97%. Công ty không có một khoản nợ dài hạn nào. Toàn bộ ảnh hưởng giảm nợ phải trả đều do nợ ngắn hạn giảm gây nên. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu do giảm các khoản: vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước. Các khoản nợ phải trả nằm trong phạm vi công tác quản lý công nợ nên sẽ được đánh giá chi tiết ở phần sau.

Vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm cũng giảm 485 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 3.92%. Mặc dù chủ sở hữu không thay đổi vốn đầu tư trong năm nhưng trong năm Công ty đã thực hiện phân chia lợi nhuận sau thuế của năm 2011 như sau: Trích lập quỹ dự phòng tài chính là 28.926 triệu đồng, trích lập quỹ đầu tư phát triển là 7.626 triệu đồng, chia cổ tức cho cổ đông là 530 triệu đồng (theo thuyết minh 5.10). Điều này cho thấy công ty khá quan tâm đến lợi ích của các cổ đông. Trong năm 2012, tình hình kinh doanh kém hiệu quả hơn so với năm 2011, biểu hiện là lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 520.84 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm khá lớn là 92.03%. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm của vốn chủ sở hữu trong năm 2012.

Ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn nhưng giảm nhẹ về cuối năm. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đầu năm là 86.91%, cuối năm là 85.59%, cuối năm so với đầu năm giảm 1.32%. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng tương ứng là 1.32%. Như vậy, công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức thấp hơn. Với cơ cấu nguồn vốn như vậy thì mức độ an toàn tài chính của công ty tăng lên, rủi ro tài chính giảm. Công ty chú trọng về mặt an toàn tài chính hơn. Để xem xét điều này là hợp lý hay không ta đi so sánh tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) với lãi suất tín dụng bình quân.

Bảng 2.3: Lãi suất tín dụng bình quân năm 2011- 2012

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

1 Chi phí lãi vay 2,025,888,441 523,522,384

2 Vay và nợ ngắn hạn bình quân 47,512,500,193 35,895,774,746

3 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 754,562,905 60,106,491

4 EBIT 2,780,451,346 583,628,875

5 Vốn kinh doanh bình quân 106,648,352,854 88,611,992,234

6 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROAe) (%) 2.61 0.66

7 Lãi suất tín dụng bình quân (%) 4.26 1.46

8 Nợ phải trả bình quân 94,136,195,585 76,469,678,919

9 Hệ số nợ bình quân 0.88 0.86

10

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

Cả lãi suất tín dụng bình quân và tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2012 đều giảm so với năm 2011. Vì cả hai năm, ROAE đều bé hơn lãi suất nên việc sử dụng đòn bẩy tài chính không đem lại hiệu quả cho công ty. Mặc dù năm 2012, giá trị khoản vay và nợ ngắn hạn đã giảm đáng kể so với năm 2011 nhưng mức độ tác động của đòn bẩy tài chính năm 2012 cao hơn rất nhiều so với năm 2011, điều này đồng nghĩa với việc công ty đang có mức độ rủi ro tài chính rất cao. Nguyên nhân khiến DFL tăng cao chủ yếu là do năm 2012 là năm công ty hoạt động trong tình hình hết sức khó khăn khiến cho EBIT giảm quá nhanh, tốc độ giảm của EBIT lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của lãi tiền vay. Giá trị vay và nợ ngắn hạn bình quân năm 2012 giảm gần 12 tỷ đồng so với năm 2011 không phải là do chủ ý cắt giảm việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty bởi vì công ty luôn quan tâm đến vấn đề tăng cường khả năng huy động vốn để bổ sung nguồn vốn lưu động, hơn nữa năm 2012 nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng giảm mức lãi suất tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm vừa qua dưới sự tác động vĩ mô của nền kinh tế, Ngân hàng hạn chế cho vay, điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn vay rất khó mà tài sản đảm bảo của Công ty gần như không có nên việc đáp ứng vốn cho các công trình bị chậm lại.

* Công tác sử dụng vốn:

Tổng tài sản cuối năm so với đầu năm đã giảm đi 12,054 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 12.74%. Việc giảm tổng tài sản này phù hợp với việc giảm nguồn vốn nói trên. Trong đó, tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm 9,731 triệu đồng, tương ứng giảm 10.93%; tài sản dài hạn của công ty cuối năm so với đầu năm giảm 2,323 triệu đồng, tương ứng giảm 41.69%. Đi sâu vào xem xét từng loại tài sản ta thấy:

Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm chủ yếu là do hai khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho giảm mạnh. Trong đó:

- Tiền và các khoản tương tiền giảm cả về tiền mặt với tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt đầu năm là 1,719.64 triệu đồng, cuối năm giảm xuống còn 169.16 triệu. Tiền gửi ngân hàng cũng giảm mạnh (đầu năm là 4,204.7 triệu đồng, cuối năm giảm xuống còn 416.03 triệu đồng), (theo thuyết minh báo cáo tài chính 5.1) qua đó cho thấy công ty thu hẹp quan hệ tín dụng với ngân hàng điều này là hợp lý do lãi suất tín dụng năm 2012 giảm mạnh. Hơn nữa công ty không có quan hệ thanh toán với đối tác nước ngoài nên không nhất thiết phải thanh toán qua ngân hàng. Lượng tiền mặt vào cuối năm tương đối ít sẽ dễ gây ra khó khăn trong việc thanh toán khi có nhu cầu chi trả bất ngờ. Công ty cần phải cẩn trọng hơn trong việc quyết định dự trữ lượng tiền mặt bao nhiêu cho hợp lý.

- Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng mạnh, chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng nhiều về cuối năm. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu chi tiết ở phần sau.

- Hàng tồn kho cuối năm giảm 14,570.29 triệu so với đầu năm do trong năm, nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty đã hoàn thành thêm một số công trình đang thi công dở dang ở năm 2011 như công trình Khu nhà TT phía Đông đường Xuân Diệu,

Tài sản dài hạn giảm do giảm cả tài sản cố định và chi phí trả trước dài hạn. Công ty không mua sắm thêm tài sản cố định hữu hình và giảm đáng kể mức trích trước chi phí về CCDC phục vụ thi công công trình (thuyết minh 5.5 và 5.6).

- Về cơ cấu phân bổ tài sản: Trong tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn cả đầu năm và cuối năm: đầu năm là 94.11%, cuối năm là 96.07%. Tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, đầu năm là 5.89%, cuối năm là 3.93%. Đây là một điều hoàn toàn hợp lý đối với công ty trong lĩnh vực xây lắp.

- Về cơ cấu tài sản ngắn hạn: cả 2 thời điểm cuối năm và đầu năm thì các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều chiếm tỷ trọng cao. Vào cuối năm, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn tăng 22.66% chứng tỏ lượng vốn của công ty bị tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng đang có xu hướng tăng lên, điều này là không có lợi cho công ty nên cần phải nghiên cứu kỹ ở phần sau. Tỷ trọng hàng tồn kho cuối năm đã giảm 12.18% so với đầu năm nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Điều này là điều dễ hiểu đối với một công ty xây dựng khi đặc điểm của các công trình là có quy mô đầu tư lớn và thường kéo dài, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo đó cũng tăng lên và duy trì trong suốt thời gian thi công hoàn thành công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn nói trên ta thấy: Tình hình sử dụng vốn của công ty có phần bất lợi do phải cho khách hàng chiếm dụng một khoản vốn lớn. Tổng tài sản của công ty giảm (đặc biệt là tài sản ngắn hạn) thể hiện quy mô kinh doanh thu hẹp. Khoản tiền và tương tiền giảm có thể làm cho công ty mất chủ động trong việc thanh toán. Tuy nhiên, điểm tích cực trong tình hình sử dụng vốn là khối lượng hàng tồn kho giảm sẽ giúp cho các chi phí quản lý hàng tồn kho cũng giảm theo.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Giải pháp tăng cường quản lý công nợ tại công ty Cổ phần xây dựng HUD101 (Trang 48)